Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Chuyện sét đánh


Nguyễn Quang Lập 




Từ nay mình sẽ kể một loạt chuyện kinh dị ma quái cho vui. Toàn những chuyện mắt thấy tai nghe cả, tin thì tin không tin thì thôi, hi hi.

Hè 1974 mình sang huyện Bố thi đại học ở làng gì đó quên mất rồi, sát ngày làng Lô. Trước khi đi, mạ mình dặn đi dặn lại, nói tuyệt đối không được lai vãng làng Lô nghe con. Mình hỏi sao, mạ mình nói làng đó là làng sét đánh, xớ rớ mò sang đó, sét đánh chết cha.

Bây giờ mình mới biết làng Lô là làng sét đánh.

Làng Lô là làng bán sơn địa thuộc huyện Bố, phía nam Sông Gianh. Đó là làng hay bị sét đánh nhất, mỗi năm có mấy chục vụ sét đánh chứ không ít. Chả hiểu sao. 
Người ta đồn làng đó có mỏ sắt lớn lắm nhưng địa chất về khảo sát thì bảo chỉ có mỏ than bùn thôi, mỏ này nhỏ lắm lại khó khai thác nên người ta chẳng thèm đào bới.
Người ta lại đồn năm 1885 vua Hàm Nghi chạy từ Huế ra Quảng Bình, ông cho quân chôn vàng rất nhiều nơi ở làng Lô, sét đánh là vì thế. Dân nghe nói tưởng thật thi nhau đào bới. Hễ sét đánh chỗ nào là xúm vào đào bới chỗ đó. Tóm lại chẳng được cái mốc xơ gì.
Có người đùa, bảo tại làng Lô thực hiện sinh đẻ có kế hoạch quá tốt. 100% chị em có chồng đều đặt vòng. Họ không đặt vòng cấp phát mà lấy nhẫn vàng cầu hôn thay vòng thật. Làm thế vừa cất được vàng nơi kín đáo, vừa đảm bảo sinh đẻ có kế hoạch. Chẳng dè cứ mỗi lần chổng mông lên là sét đánh ầm ầm. Hi hi.
Mình thi đại học, cứ mong thi mau xong để về làng Lô xem thế nào. Thi được một ngày, nhà mình ở trọ tối hôm đó bỗng xuất hiện một người làng Lô, anh tên Chi là con rể nhà này, thỉnh thoảng vẫn sang thăm bố mẹ vợ. Tính anh vui vẻ xởi lởi, dễ gần.
Buồn ngủ gặp chiếu manh, mình bám lấy anh Chi liền, nói làng Lô sét đánh nhiều lắm à. Anh nói ừ, nhiều. Anh nhe hai hàm răng ra, nói mi thấy chi không. Mình chẳng thấy gì, ngoài hàm trên rụng mất một cái răng cửa. Anh nói sét đánh rụng răng tau đó.
Mình cười, nói phét, sét đánh rụng răng, anh không chết mất ngáp à? Anh trợn mắt lên, nói à ha… thằng ni không tin tau à bay! Tau bịt răng vàng, bịt hôm trước hôm sau sét đánh cái đoàng, xong om. Mình nhăn răng cười, éo tin.
Anh Chi lại trợn mắt lên, nói thằng ni không biết đom chi cả. Tháng trước làng Lô có người bị sét đánh chết. Ông nớ đi cắt tóc, vừa lúc có sét, nó đánh vào cái tông- đơ đầu ông bổ đôi chết luôn tại chỗ. Trong khi ông cắt tóc, cầm cái tong- đơ thì không việc gì.
Mình nhăn răng cười, nói đom! Anh làm như sét có mắt.
Anh Chi đứng bật lên, nói mai mi còn thi môn chi? Mình nói còn môn hóa. Anh nói mi chấp nhận trật đại học thì bỏ ôn thi đi với tau ngay giờ. Mình chần chừ giây lát, nghĩ bụng có một đêm, ôn hay không ôn thì cũng rứa, rồi tắc lưỡi đi theo anh.
Hai anh em lần mò sang làng Lô. Anh Chi không đưa mình về làng mà đi thẳng ra bãi tha ma. Thấy lạ, mình nói anh đưa tui đi mô. Anh nói ra đó rồi biết.
Hai anh em tới ngôi mộ mới. Một cái lều nhỏ cất lên gần đó, ba thanh niên canh mộ, họ đang ngồi ăn khoai luộc. Anh Chi chỉ tay giới thiệu mình với ba thanh niên, nói thằng ni không tin tao kể chuyện ông Hác ( hay Háo gì đó, mình nghe không rõ) chết vì sét đánh, tau dẫn nó tận nơi cho tụi bay nói cho nó hay.
Trong ba thanh niên, anh lớn tuổi nhất chừng ba mươi tuổi, chỉ cắm cúi ăn không nói năng gì. Hai anh trẻ hơn, chừng hai bốn hai lăm tuổi mới vui vẻ tiếp chuyện. Mình không nhớ tên, chỉ nhớ một anh da đen một anh da trắng.
Mình hỏi răng lại đi canh mộ? Anh Chi nói ngay, không canh không được. Những người bị sét đánh vào đầu rất hay bị bọn trộm cắt đầu bán cho thầy thuốc Bắc. Mình trợn mắt há mồm, nói cái chi? Cắt đầu bán cho thầy thuốc Bắc để làm thuốc à? Anh da đen nói ừ, làm thuốc. Anh da trắng nói xương sọ người bị sét đánh vào đầu đem phơi khô tán nhỏ rang vàng hạ thổ chữa bệnh điên cuồng loạn rất hay. Chỉ một thìa cà phê là lành ngay.
Mình nói ai nói với các anh, hay chỉ nghe đồn lăng nhăng? Anh da đen nói thiệt đó, không tin thì thôi. Anh da trắng nói năm ngoái chú tui bị sét đánh vào đầu, chôn hôm trước hôm sau trộm đào mộ cắt đầu liền. Nếu không làm được thuốc quí người ta cắt đầu mần chi?
Mình vẫn không tin, nói răng biết chú anh bị sét đánh vào đầu. Anh da đen cáu, nói không lẽ đánh vào đít tụi này kêu đánh vào đầu ? Anh da trắng nói chú tui đội cái thau cá từ ngoài đồng về, bị sét đánh chẻ đôi cái đầu.
Mình trợn mắt thè lưỡi, nói sao giống ông chết ở đây, cũng sét đánh chẻ đôi đầu. Anh da đen nói đúng rồi, đầu ai cũng chẻ đôi. Anh da trắng chỉ anh ba mươi tuổi, nói tụi tui là bà con thôi, đây là con trai người đội thau bị sét đánh. Mình hỏi rứa còn người cắt tóc bị sét đánh là ai? Lúc này anh ba mươi tuổi mới ngước lên, nói là anh trai tui.
Mình giật mình kinh hãi, nói hai cha con đều bị sét đánh chẻ đầu?! Anh da đen nói ừ, hai cha con. Anh da trắng nói cha bị sét đánh ngày 20 tháng 4 âm năm ngoái, con bị sét đánh ngày 20 tháng 4 âm vừa rồi.
Mình kêu to, nói sét đánh cùng một ngày à? Kinh quá! Anh da đen nói ừ, kinh lắm. Anh da trắng nói có điều không cùng giờ. Cha bị buổi trưa, con bị buổi chiều.
Anh Chi chen vào chỉ anh ba mươi tuổi, nói nhà thằng này có hai anh em trai, năm chị em gái. Sét chỉ đè đàn ông chẻ đầu thôi, đàn bà cho tha. Đàn ông trong nhà chỉ còn mình nó, không biết trời có tha cho không
Mình rùng mình nói sợ quá, tại sao sét đánh chết hai cha con cùng ngày? Không thể hiểu nổi!
Lúc này anh ba mươi tuổi mới ngẩng lên nhìn mình, nói nhà tui mới cho nhập đồng rồi, đồng nói ông cố nhà chú tui lên trời đòi soán ngôi Ngọc Hoàng của trời, trời ghét mới trị cả làng Lô, nặng nhất là nhà tui.
Anh Chi cười cái hậc, nói hạ giới làm anh nông dân, lên trời đòi làm Ngọc Hoàng, ngu chi ngu lạ. Ba anh thanh niên ngồi im không dám chửi hùa theo, dù sao đó cũng là ông cố của họ.
Anh ba mươi tuổi mắt ngó ra xa, ứa nước mắt rưng rung.
Anh da đen nói sắp khóc rồi. Anh da trắng nói khóc được thì khóc lắc cha đi, nhịn làm chi. Anh ba mươi tuổi bỗng khóc òa nức nở. Anh rú lên từng hồi dài, nói ôi trời ơi răng tui khổ ri hè?!

Sau đó mình trúng đại học, ra Hà Nội học, hè năm sau về quê, tình cờ gặp anh Chi ở chợ Ba Đồn. Anh Chi nói mi nhớ cái thằng khóc đêm đó không? Mình nói có. Anh Chi nói nó chết rồi, vừa chết tháng trước. Mình giật mình, nói lại sét đánh à? Anh Chi nói ừ, sét đánh bổ đôi đầu đúng ngày 20 tháng 4 âm.

Mình rùng mình ớn lạnh.

NQL

Chao ôi ông Cử thật ...đáng thương!

"Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngẩng đầu rồng"
                                      Tú Xương


Đầu đường Xây dựng bơm xe

Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen

Ngoại thương mời khách ăn kem

Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma

Ngân hàng ngồi dập đô la

In giấy vàng mã, sống qua từng ngày

Sư phạm trước tính làm thày

Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.

Điện lực chẳng dám bô bô,

Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.

Lập trình chả hiểu thế nào,

Mở hàng trà đá, thuốc lào…cho vui

Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi

“Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu”

Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?

Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn…..

Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn

Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.

Báo chí buôn bán ve chai

Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.

Bách khoa cũng gặp đôi lần

Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng

Mỹ thuật thì đang chổng mông

Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời

Mỏ địa chất mới hỡi ôi

Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than

Thuỷ sản công việc an nhàn

Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao…!

Hàng hải ngồi gác chân cao

Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi

Bác sĩ, y tá có thời

Học xong về huyện được mời chích heo…

(ST)

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Rể làng Hữu: Vì sao Nguyễn Văn Ước được gọi thành Nguyễn Văn Vóc và rồi thành Nguyễn Văn Hươu?

Đang hoàn thiện!

Thư giản: Thi chém gió

Nguyễn Thùy Linh





Sáng nay, tại Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết cuộc thi chém gió toàn quốc, có 6 thí sinh lọt vào vòng chung kết. Hai người dẫn đầu sẽ đến Bắc Kinh tham dự vòng chung kết chém gió toàn thế giới vào tháng sau. Đồng thời người dẫn đầu sẽ nhận được phần thưởng là một suất tham quan Bình Nhưỡng 10 ngày và được diện kiến chủ tịch Kim Ủn trong 10 phút. Dưới đây là những diễn biến chính của cuộc thi:

-Thí sinh đến từ Sài Gòn: Sáng nay tôi chở vợ ra ga tàu bằng xe đạp, nhưng do bị kẹt xe nên khi đến nơi tàu đã chạy 30 phút rồi. Tôi vội đạp xe đuổi theo, 30 phút sau đã đuổi kịp đoàn tàu, tôi dùng tay níu đoàn tàu đứng lại cho vợ tôi leo lên rồi mới quay xe trở về.

- Thí sinh đến từ Đà Nẵng: Tôi có ông Bác làm bộ trưởng, ông ấy vừa khánh thành một ngôi nhà cao tầng ngay tại trung tâm thành phố. Tôi đi bằng thang máy từ sáng đến chiều mà vẫn chưa lên đến tầng trên cùng, nhà cao quá cũng khổ, haizz !

- Thí sinh đến từ Huế: Tôi tốt nghiệp đại học đã ba năm nay nhưng vẫn chưa xin được việc làm. Trong khi mấy đứa bạn tôi đã bỏ ra cả trăm triệu đồng để xin việc, cuối cùng lại nhận được mức lương 3 triệu đồng một tháng. Theo nguồn tin đáng tin cậy thì cuối năm nay nhà nước sẽ hỗ trợ những người thất nghiệp như tôi 9 triệu đồng một tháng. Tôi đã cười vào mặt mấy đứa bạn ngu dốt của tôi, haha!

- Thí sinh đến từ Nghệ An: Hai tháng trước, chủ tịch huyện Nam Đàn đã xắn tay áo lội xuống đồng ruộng gặt lúa cùng bà con trong cái nắng gay gắt 39 độ. Bà con nông dân nơi đây cảm động không cầm được nước mắt đã đồng loạt hô vang: "Chỉ tịch huyện muôn năm, muôn năm, muôn năm..."

- Thí sinh đến từ Hải Phòng: Sáng hôm qua có một anh CSGT cõng bà cụ băng qua đường trước ánh mắt ngỡ ngàng và thán phục của những người đi trên đường. Và đây chính là nguyên nhân gây kẹt xe trên đoạn đường dài 10km !

- Cuộc thi đang diễn ra thì bỗng dưng thí sinh đến từ Hà Nội đứng dậy quát tháo ầm ĩ: Các đồng chí tụ tập ở đây làm gì thế, giữa lúc dầu sôi lửa bỏng thế này mà các đồng chí lại ngồi chém gió là sao. Các đồng chí có biết quân xâm lược TQ đang lấn chiếm biển đảo ngoài kia không ? Tôi không ngờ các đồng chí lại "suy thoái đạo đức" đến như vậy.

Mọi người đều ngơ ngác không hiểu gì. Trưởng ban tổ chức liền đứng dậy: Thí sinh kia, ai cho anh cái quyền phát biểu ngông cuồng ở đây ? Thí sinh đến từ Hà Nội liền nhoẻn miệng cười đáp: Tôi cũng vừa chém gió đó mà !

Cả hội trường đứng dậy vỗ tay rầm rầm, cuối buổi ban tổ chức công bố thí sinh đến từ Hà Nội giành giải nhất. Thí sinh đến từ Nghệ An dành giải nhì...

Tại buổi lễ bế mạc cuộc thi, đồng chí trưởng ban tổ chức phát biểu: "Xin cảm ơn ban tổ chức đã tạo mọi điều kiện để cuộc thi diễn ra thành công tốt đẹp. Chúng tôi hy vọng sau cuộc thi này, phong trào chém gió sẽ được nhân rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

( Nguồn : nguyennguyenbay...)

(Tiếp theo)

Khi Trưởng ban tổ chức vừa dứt lời bế mạc, cám ơn thì bỗng dưng từ ngoài một vị hớt ha hớt hải chạy vào đề nghị cho tham gia thi và tự giới thiệu là thí sinh đến từ tỉnh Quảng Trị. Ban tổ chức sau khi hội ý đồng ý cho tiếp tục. 

- Thí sinh Quảng Trị: Đúng ra là tôi không đến trễ nhưng vì bận phải tham gia dẹp đường cho O Tiến Bộ trưởng y tế khẩn cấp đến thắp mấy nén hương cho 03 cháu vừa bị "chích chết" tại Quảng Trị. Vì dân chúng quá hâm mộ, tung hô o nên gây cảnh tắc đường nghiêm trọng....

Ban tổ chức quá sửng sốt, tiếp tục hội ý .....

 He he he 

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Đã tìm ra nét "tây quá" của phim Ván bài lật ngửa?

Từ bé mình rất mê phim, đặc biệt là phim về tình báo chiến tranh của Liên Xô. Khi bộ phim tình báo chiến tranh "Ván bài lật ngửa" của Việt Nam được công chiếu đã gây "sốt" và mình cũng rất thích. 

Tuy nhiên có cái gì đó ngờ ngợ, quen quen, "tây tây" của bộ phim này...


Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:


"Ván bài lật ngửa là bộ phim nhựa đen trắng 8 tập về đề tài tình báo do Xí nghiệp phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Hãng phim Giải Phóng) sản xuất trong những năm 1982-1987. Bộ phim mô phỏng quãng đời hoạt động của các nhân vật gián điệp có thật ngoài đời của Đảng Lao động Việt Nam hoạt động trong lòng địch trongkháng chiến chống Mỹ. Bộ phim do Nguyễn Trương Thiên Lý (Trần Bạch Đằng) viết kịch bản, do Khôi Nguyên (Lê Hoàng Hoa) làm đạo diễn, có sự tham gia diễn xuất của các diễn viên Nguyễn Chánh Tín (vai Nguyễn Thành Luân), ca sĩ Thanh LanThúy An(vai nữ điệp viên tình báo Thùy Dung - vợ của Nguyễn Thành Luân)... Đối với nhiều người, bộ phim được xem là một đỉnh cao của điện ảnh Việt Nam"

Và phim "Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân (tiếng Nga: Семнадцать мгновений весны) là một bộ phim truyền hình dài tập của Liên Xô, trình chiếu lần đầu năm 1973. Phim được làm tại xưởng phim Gorky, do Tatyana Lioznova đạo diễn và dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Yulian Semyonov. Phim được chia làm 12 tập với mỗi tập có độ dài khoảng 70 phút và cả phim có thời lượng khoảng 840 phút.
Bộ phim nói về cuộc đời (đã được hư cấu) của một điệp viên người Nga tên là Isaev hoạt động tại nước Đức Quốc Xã dưới tên Đức là Stirlitz, do diễn viên SovietVyacheslav Tikhonov đóng.
Nội dung phim tập trung vào hoạt động của Isaev trong mười bảy ngày cuối cùng trước khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Các vai diễn chính khác do Leonid Bronevoy, Oleg Tabakov, Rostislav PlyattVasily Lanovoy đảm nhận."

Giờ mời mọi người xem khúc dạo đầu của hai phim này để đưa ra nhận xét riêng của mình nhé:


 Phim Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân





Và Phim Ván bài lật ngửa






Mấy chi tiết của khúc dạo đầu đáng lưu ý:
- Cả hai Điệp viên (đều là Đại tá) đều đi trong rừng
- Cả hai Điệp viên đều mang áo bành tô
- Cả hai đều đi xe có dáng kiểu giống nhau, cửa ngược, màu đen
- Nhạc nền ...
- Tâm trạng, diễn xuất,...
 Mặc dù bối cảnh phim, một thì ở Việt Nam một ở Đức và cách nhau khoảng 20 năm!


Dương Đình Lương

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Tản mạn về Hội trường 20 năm ...Phần 5

Phác họa đoàn Quảng Trị ngày hội trường


Hai mươi tháng bảy năm này
Chào đoàn Quảng trị nhân ngày chúng ta
Nguyễn Hinh thì ưỡn bụng ra
Tay xoa xoa bụng tao đây hết gầy
Minh Tiến thì đã lên thầy
Nên không bia rượu vui vầy với ai
Nguyễn Pháp ta đây đa tài
Lái xe đánh võng kiêm đài phát thanh
Văn Hóa thì dáng mỏng manh
Nhưng mà khó vỡ, chứa chan bao tình
Trà My lắm kẻ thót tim
Tìm cách hò hẹn trốn tìm khó ghê
Em Yến thì khỏi phải chê
Chúm cha chúm chím ôi mê quá chừng
Ngọc Bảng trầm tỉnh đã từng
Nhưng còn giữ được giọng trầm giọng đanh
Đình Lương trông có vẻ nhanh
Luôn tay chụp ảnh để dành mai sau
Mấy lời để nhớ đến nhau
Cái ngày xưa ấy nắm tay ra trường
Tạm biệt nhé, cái giảng đường
Chào luôn cái cổng ngôi trường thân yêu!

Tháng 7 năm 2013
Đình Lương phóng tác

(còn tiếp)



Tản mạn về Hội trường 20 năm ...Phần 4


Ai to nhất?



Nguyễn Hinh bảo: Tài Tuấn bây giờ to nhất anh em Quảng Trị khóa này rồi vì Nguyễn Tài Tuấn giờ là Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Trị (tương đương Giám đốc Sở). Mình nghĩ Hinh cũng có lý nhưng chưa chắc nhận được sự đồng thuận cao từ anh em. He he he...

Này nhé:

Thứ nhất so sánh như vậy là khập khễnh vì dù Hinh chỉ là Phó GĐ chi nhánh NHĐT cấp Quận nhưng cái Quận này nó to hơn cái Tỉnh lẻ. Dư nợ cao hơn (tất nhiên nợ xấu cũng cao hơn - he he he), thu nhập hơn,...

Thứ hai, giờ Ngọc Bảng đã là Trung tá cảnh sát - Sĩ quan cao cấp rồi đấy nhé, sau này đến tuổi về hầu các Cụ thì nghe đâu được đăng báo Nhân dân miễn phí 03 số liên tiếp. Chúng ta đâu có được vinh dự này? Muốn đăng báo là phải trả tiền trước đó nhé. He he he

Tiếp, riêng thầy Pháp thì mặc dù chỉ là Trưởng phòng Giao dịch chợ Đông Ba của Chi nhánh ngân hàng Đông Á tại Thừa Thiên - Huế nhưng chưa chắc đã chịu lép vế. Ngoài bằng Củ nhân kinh tế ra, tay này còn có: Bằng Quốc tế ngữ các cấp độ từ A đến Z (nên nhớ là bằng Quốc tế ngữ chứ không phải bằng Massage đâu nhé - He he he); có bằng tương đương sơ cấp trung học đại học cao cao học Luật; bằng ...lái xe bao gồm các loại: 2 bánh, 3 bánh (riêng loại này giờ không còn thông dụng nữa, xe Lam đã bị loại rồi nhé - he he), 4 bánh và nói theo khẩu khí toán học số học sơ cấp mà Pháp hay "nổ" thì có thể lên tới n bánh, với n nguyên (không nguyên thì Pháp theo đoàn xiếc chứ làm thuê cho ngân hàng làm quái gì? he he), và không được phép âm. Pháp cũng có bạn bè liên kết khắp thế giới (trừ Đức ra - he he) dù có thể chưa ...một lần gặp. Pháp có ...võ. Và Pháp có công ...Kháng Pháp (chứ không đuổi Mỹ - he he he).

Đặc biệt tay thầy Pháp này có biệt tài hô từ thấp thành cao và ngược lại. Như trường hợp anh Đức 89K4 cũng không thấp lắm, ngang ngang với thầy Pháp, lớn tuổi hơn thầy nhưng thầy lại kêu là "Đức lùn" ngang phè rất khó nghe. Nhưng đối với An 89K7 lớp mình đang là Phó tổng ngân hàng Đông Á thì thầy Pháp hô lên cao gần 2m. Hôm hội trường lúc 89K7 chụp ảnh lưu niệm mình cố tình đứng gần An để xác nhận lại lần nữa. Trời đất ơi may mà thằng An nó mới kéo thầy Pháp về chợ Đông Ba thôi chứ nếu về chợ ...Bến Thành thì xếp An sẽ cao thành khoảng 4 mét (?). Thế mới biết cao thấp do cái cẳng hàm của thầy Pháp. He he he. Vì vậy, nhân đây thảo dân này cũng cố "xuyên tạc" ca dao để tặng thầy Pháp 02 câu cho vui:

Cao, thấp mà biết đấm box
Thì thầy bói Pháp tróc luôn cả hàm.

Nên cứ hỏi thầy Pháp mà xem? Đời nào thầy chịu lép vế. May mà khi Cu Hinh nói không có thầy Pháp chứ có thì không lường được hậu quả thế nào đâu nhé? He he he

Còn đối với Thầy Tiến, giờ đây tất cả các chức vụ chỉ là cái tròng vào cổ để đày ải con người, chỉ là hư danh mà thôi, thầy cũng từng tự "giải phóng" bằng cách tháo tròng "bỏ chức chạy lấy người" nên không thể nói chuyện to nhỏ với thầy. Nói vậy là hỗn láo, thiểu năng Trí Huệ, không hiểu được Sắc, Không. Thầy Tiến từng nói đại ý:

To chi cái chức người ta bổ (nhiệm)
To thế có lúc phải bổ nhào
Nhỏ mà cái ghế ta tự trao
Nhỏ này càng lúc càng lên cao!

He he he tài hạ bái phúc! bái phục! bái bái phục!
Tuy nhiên, Thầy Tiến hiện nay cũng chưa chọn được ngày lành tháng tốt để "tự trao ghế" nên đang "nương nhờ" cửa ngân hàng Công thương chi nhánh Đà Nẵng với chức mà người ta "bổ" cho sau khi vận dụng hết sức "bình sinh" để lo liệu là chức Phó phòng tín dụng. Vậy là sau khi tự "giải phóng" có lẽ thầy thấy cô đơn và buồn tẻ quá nên kiếm lại cái tròng khác nhẹ hơn đeo vào cổ cho vui chăng? Vui đâu không biết chứ thầy làm vậy là đã tự ghi danh vào "bọn" cho vay cắt cổ, tội lỗi đầy mình, he he he. Thôi dù sao cũng chúc thầy yên thân với cái tròng mới, vì đời ai chả phải đeo tròng. Không nặng thì nhẹ. Có người hai ba cái. Kiếp người nó thế thầy ạ. Tặng thầy mấy câu thơ tự ứng tác sau:

Kiếp người thì phải đeo tròng
Dây xích kiếp chó, dây thừng kiếp trâu
Kiếp ngựa đứng suốt đêm thâu
Nếu mà nằm xuống là chầu Diêm vương
Nham hiểm là chốn quan trường
Hiểm nguy là chốn thương trường bạn ơi!

Ngoài ra, bạn Hoàng Văn Hóa chỉ là cấp Trưởng phòng nhưng nắm "tử huyệt" của ngành đó nhé. Chưa kể chẳng qua là cái số thôi chứ nếu gặp "thầy" thì Hóa có thể đủ năng lực để làm tốt chức Thống đốc ngân hàng chứ chẳng chơi. He he he biết đâu đấy?

Điều quan trọng Hinh quên hỏi Dương Đình Lương này đang giữ chức gì trước khi phán nhé. Xin giới thiệu mình đang phụ trách cả Miền trung & Tây nguyên và nếu cần mình tự phụ trách luôn cả Lào, Campuchia,... chứ như các bạn chỉ mới ở cấp chợ, quận, tỉnh thôi thì đã ăn thua gì? Nói thật trong số các bạn mình chỉ ngán có thằng Tây (chứ không phải con gà Tây...he h h), chỉ có nó mới có thể đối thủ của mình thôi. He he he
Kết luận lại, theo ý chủ quan của cá nhân Dương Đình Lương (tức là tôi) trên cơ sở căn cứ vào "cục ưng" và tinh thần "tự tôn ...bản thân" thì tôi xin trân trọng khẳng định rằng: Dương Đình Lương này là to nhất, còn các anh em còn lại cứ gặp nhau thỏa thuận giải á hậu nhé! He he he

Bạn nào có khiếu nại gì cứ vào đây giải quyết nhé! He he he....

(Xin lưu ý nếu ngay từ đầu Hinh cứ giả vờ cho là Lương to nhất thì mình đã bỏ qua phần này. He he he)


Tháng 7 năm 2013
Đình Lương

(còn tiếp)

Tản mạn về Hội trường 20 năm ...Phần 3


Đoàn Quảng Trị toàn là Zê rô !



Nguyễn Tài Tuấn (K1): Không đi được!

Tài Tuấn rất năng nổ tham gia công tác chuẩn bị cho ngày vào hội trường, kinh phí cũng đã đóng góp nhưng gần đến ngày lên đường thì báo không đi được do phải tiếp và làm việc Lãnh đạo từ Hà Nội vào. Thật đáng tiếc!

Nguyễn Hinh (K7): Không khác gì ...đám cưới!





Bay từ Sài Gòn ra, thật nhiệt tình, nhưng đến khi tổ chức lễ do sau 20 năm gặp lại thì gần như toàn là những bạn bè ...xa lạ. Nên lão Hinh đùa vui: Không khác gì tiệc đám cưới! He he he! Cưới ai nhỉ?

Hinh bảo làm gì thì làm nhanh kẻo cũng sắp Hưu rồi, mình cũng thương bạn và những bạn khác làm việc cho Nhà nước còn một cửa ải lớn của cuộc đời phải đi RA là: Nghỉ hưu! Đúng là có nhiều vị khi đương chức thì thấy lúc nào cũng tươi hơn hớn "béo đỏ" còn khi hưu thì suy sụp hoàn toàn "bỏ đéo" luôn một cách nhanh chóng. Nhưng mình cũng tin tưởng các bạn sẽ không bao giờ như thế. Các nước, rời thủ tướng người ta làm dân một cách bình thường và mãn nguyện lắm mà. Đối với mình thì không còn "khái niệm hưu" nữa bạn Hinh à, vì mình vừa là chủ sử dụng lao động cũng vừa người lao động. He he he!

Mau với chứ vội vàng lên với chứ
Cái cửa Hưu đã đến kề rồi...

He he he...

Hoàng Văn Hóa (K7): Không ngủ được!

Vẫn giao lưu ...bia hết mình nhưng đêm về không ngủ được vì trăn trở với thời cuộc, nhân tình thế thái, bạn này xem ra cũng sâu sắc lắm! Mình phải mở Lục tự đại minh thần chú và đọc chuyên đêm khuya để ...ru. Nhưng mò chưa ra đài thì đã nghe như tiếng ai phì phò! He he he...

Hoàng Minh Tiến (K7): Không uống bia!

Tay này thế mà hay tuyệt đối không bia rượu nhưng giao lưu cũng không kém phần sôi nổi. Tuy nhiên cũng thấy phảng phất nét ưu tư...

Nguyễn Ngọc Bảng (K6): Không được hát ...bài thứ 2!




Mặc dù Bảng đã hát nhưng mình vẫn đề nghị hát bài tiếng Anh cho oách Đoàn Quảng trị. Tuy đã "bấm" với BTC nhưng vẫn không được sắp xếp "biểu diễn" vì BTC ...bị "cướp" micro. He he hẹn 20 năm sau Bảng nhé!

Trà My (K10): Không chịu ngủ theo đoàn!



                                                  Trà My "sung" quá. He he he

Trà My là dâu hiền của Quảng trị, thật đảm đang cho chuyến đi. Tuy nhiên, đêm 20.07.2013 Trà My không chịu ngủ với ... đoàn vì phải về ...nhà Ngoại ngủ. He he he! 

Mộng Yến (K7): Không chịu làm em



                               Mấy anh QT quê miềng thì không chịu kêu anh 
                               nhưng với anh Minh (Huế) thì sao nhỉ? He he he


Là con gái duy nhất của Quảng trị khóa này, thua nhiều bạn cùng khóa đến mấy tuổi nhưng vẫn khăng khăng không chịu kêu anh. Rồi sẽ hối hận đấy. He he he

Nguyễn Pháp (K54): Không thay đổi 

Nhiệt tình năng nổ cho cuộc đi, giờ kiêm luôn "cán bộ đường lối" cho đoàn. Nhưng nhiều người vẫn thấy anh ta "vẫn như ngày nào". Không thay đổi. Pháp vẫn thời "Kháng Pháp" diệt Tây. He he he đừng ném đá vào Blog này nhé! Ông Pháp này chắc K54 chứ không phải K4 đâu? He He

Kháng chiến bùng nổ năm tám chín (1989)
Pháp thua bỏ chạy năm chín ba (1993)
Hẹn nhau giáp mặt ngày sắp đến (20/7/2013)
 hét xông lên thắng về ta.

Anh Đức: Không chịu khuất phục trước thằng Tây (Pháp)

Hôm trù bị chuẩn bị cho chuyến đi Anh Đức có tham gia nhưng sau đó không có mặt trong chuyến đi. Chắc do tức thằng Tây "hỗn láo" lúc nào cũng "Đức lùn, Đức lùn". Trong khi đó, nếu Anh Đức hoang sớm lấy vợ đẻ con từ năm 07 tuổi thì con của lão bằng tuổi thằng Tây. He he he. Cũng không loại trừ hai tay này vẫn còn "cú" nhau vụ "chặt heo" ngày xưa. Mà nghĩ cho cùng thì thằng Tây cũng lùn mà...he he he. Chuyến này chắc EU tan rã quá. He he.

Tháng 7 năm 2013
Đình Lương

(còn tiếp)

Tản mạn về Hội trường 20 năm ...Phần 2

Một vài hình ảnh...




                  Đoàn Bình Trị Thiên: Tập kết để về biển Cảnh Dương - Chân Mây


             
              Giao lưu tại biển Cảnh Dương - Chân Mây trước khi vào Đà Nẵng











                                                        Và tại Đà Nẵng...
































Ảnh: Đình Lương


Tản mạn về Hội trường 20 năm ...Phần 1


CẢM TÁC SAU 20 NĂM

  
           "Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
            Giấc mơ con đè nát cuộc đời con" 
                                                         Chế Lan Viên


Hai mươi năm trước, bạn ra trường
Với bao ấp ủ thật mến thương
Xây Nước, dựng Nhà sức trai trẻ
Ngờ đâu mộng vỡ, đời nhiễu nhương...


Ngày ngày đối mặt với áo, cơm
Tháng tháng âu lo chuyện gạo, tiền
Bao năm làm phó, bao giờ trưởng?
Công danh thành, bại thật khó lường.


Nham hiểm bạn ơi chốn quan trường
Nhân tình thế thái nát tựa tương
Ấp ủ, mộng ước? điều không tưởng
Chao ôi... ông Cử thật đáng thương!


Dương Đình Lương
(viết 12 giờ đêm 20/07/2013)




Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Tản mạn về Hội trường 20 năm ...FULL


Phần 1: CẢM TÁC SAU 20 NĂM


Hai mươi năm trước, bạn ra trường
Với bao ấp ủ thật mến thương
Xây Nước, dựng Nhà sức trai trẻ
Ngờ đâu mộng vỡ, đời nhiễu nhương...

Ngày ngày đối mặt với áo, cơm
Tháng tháng âu lo chuyện sữa, đường
Năm nay lên phó, bao giờ trưởng?
Công danh thành, bại thật khó lường.

Nham hiểm bạn ơi chốn quan trường
Đã lỡ phải lần làm sao được
Còn đâu ấp ủ và mộng ước?
Chao ôi... ông Cử thật đáng thương.

Dương Đình Lương
(viết 12 giờ đêm 20/07/2013)
............................
(mời các bạn tiếp sức)


Phần 2: Một vài hình ảnh...




                  Đoàn Bình Trị Thiên: Tập kết để về biển Cảnh Dương - Chân Mây


             
              Giao lưu tại biển Cảnh Dương - Chân Mây trước khi vào Đà Nẵng











                                                        Và tại Đà Nẵng...































Phần 3: Đoàn Quảng Trị toàn là Zê rô !


Nguyễn Tài Tuấn (K1): Không đi được!

Tài Tuấn rất năng nổ tham gia công tác chuẩn bị cho ngày vào hội trường, kinh phí cũng đã đóng góp nhưng gần đến ngày lên đường thì báo không đi được do phải tiếp và làm việc Lãnh đạo từ Hà Nội vào. Thật đáng tiếc!

Nguyễn Hinh (K7): Không khác gì ...đám cưới!




Bay từ Sài Gòn ra, thật nhiệt tình, nhưng đến khi tổ chức lễ do sau 20 năm gặp lại thì gần như toàn là những bạn bè ...xa lạ. Nên lão Hinh phàn nàn: Không khác gì tiệc đám cưới! He he he! Cưới ai nhỉ?

Hinh bảo làm gì thì làm nhanh kẻo cũng sắp Hưu rồi, mình cũng thương bạn và những bạn khác làm việc cho Nhà nước còn một cửa ải lớn của cuộc đời phải đi RA là: Nghỉ hưu! Đúng là có nhiều vị khi đương chức thì thấy lúc nào cũng tươi hơn hớn "béo đỏ" còn khi hưu thì suy sụp hoàn toàn "bỏ đéo" luôn một cách nhanh chóng. Nhưng mình cũng tin tưởng các bạn sẽ không bao giờ như thế. Các nước, rời thủ tướng người ta làm dân một cách bình thường và mãn nguyện lắm mà. Đối với mình thì không còn "khái niệm hưu" nữa bạn Hinh à, vì mình vừa là chủ sử dụng lao động cũng vừa người lao động. He he he!

Mau với chứ vội vàng lên với chứ
Cái cửa Hưu đã đến kề rồi...

He he he...

Hoàng Văn Hóa (K7): Không ngủ được!

Vẫn giao lưu ...bia hết mình nhưng đêm về không ngủ được vì trăn trở với thời cuộc, nhân tình thế thái, bạn này xem ra cũng sâu sắc lắm! Mình phải mở Lục tự đại minh thần chú và đọc chuyên đêm khuya để ...ru! He he he...

Hoàng Minh Tiến (K7): Không uống bia!

Tay này thế mà hay tuyệt đối không bia rượu nhưng giao lưu cũng không kém phần sôi nổi. Tuy nhiên cũng thấy phảng phất nét ưu tư...

Nguyễn Ngọc Bảng (K6): Không được hát ...bài thứ 2!



Mặc dù Bảng đã hát nhưng mình vẫn đề nghị hát bài tiếng Anh cho oách Đoàn Quảng trị. Tuy đã "bấm" với BTC nhưng vẫn không được sắp xếp "biểu diễn" vì BTC ...bị "cướp" micro. He he hẹn 20 năm sau Bảng nhé!

Trà My (K10): Không chịu ngủ theo đoàn!


                                                   Trà My "sung" quá. He he he

Trà My là dâu hiền của Quảng trị, thật "đảm đang" cho chuyến đi. Tuy nhiên, đêm 20.07.2013 Trà My không chịu ngủ với đoàn vì phải về ...nhà Ngoại ngủ. He he he! 

Mộng Yến (K7): Không chịu làm em



                                 Mấy anh QT quê miềng thì không chịu kêu anh 
                                 nhưng với anh Minh (Huế) thì sao nhỉ? He he he

Là con gái duy nhất của Quảng trị khóa này, thua nhiều bạn cùng khóa đến mấy tuổi nhưng vẫn khăng khăng không chịu kêu anh. Rồi sẽ hối hận đấy. He he he

Nguyễn Pháp (K54): Không thay đổi 

Nhiệt tình năng nổ cho cuộc đi, giờ kiêm luôn "cán bộ đường lối" cho đoàn. Nhưng nhiều người vẫn thấy anh ta "vẫn như ngày nào". Không thay đổi. Pháp vẫn thời "Kháng Pháp" diệt Tây. He he he đừng ném đá vào Blog này nhé! Ông Pháp này chắc K54 chứ không phải K4 đâu? He He

Kháng chiến bùng nổ năm tám chín (1989)
Pháp thua bỏ chạy năm chín ba (1993)
Hẹn nhau giáp mặt ngày sắp đến (20/7/2013)
hét xông lên thắng về ta.

Anh Đức: Không chịu khuất phục trước thằng Tây (Pháp)

Hôm trù bị chuẩn bị cho chuyến đi Anh Đức có tham gia nhưng sau đó không có mặt trong chuyến đi. Chắc do tức thằng Tây "hỗn láo" lúc nào cũng "Đức lùn, Đức lùn". Trong khi đó, nếu Anh Đức hoang sớm lấy vợ đẻ con từ năm 07 tuổi thì con của lão bằng tuổi thằng Tây. He he he. Cũng không loại trừ hai tay này vẫn còn "cú" nhau vụ "chặt heo" ngày xưa. Mà nghĩ cho cùng thì thằng Tây cũng lùn mà...he he he. Chuyến này chắc EU tan rã quá. He he.

(còn tiếp)

Phần 4: Ai to nhất?


Nguyễn Hinh bảo: Tài Tuấn bây giờ to nhất anh em Quảng Trị khóa này rồi vì Nguyễn Tài Tuấn giờ là Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Trị (tương đương Giám đốc Sở). Mình nghĩ Hinh cũng có lý nhưng chưa chắc nhận được sự đồng thuận cao từ anh em. He he he...

Này nhé:

Thứ nhất so sánh như vậy là khập khễnh vì dù Hinh chỉ là Phó GĐ chi nhánh NHĐT cấp Quận nhưng Dư nợ cao hơn (tất nhiên nợ xấu cũng cao hơn - he he he), thu nhập hơn,...

Thứ hai, giờ Ngọc Bảng đã là Trung tá cảnh sát - Sĩ quan cao cấp rồi đấy nhé, sau này đến tuổi về hầu các Cụ thì nghe đâu được đăng báo Nhân dân miễn phí 03 số liên tiếp. Chúng ta đâu có được vinh dự này? Muốn đăng báo là phải trả tiền trước đó nhé. He he he

Tiếp, riêng thầy Pháp thì mặc dù chỉ là Trưởng phòng Giao dịch chợ Đông Ba của Chi nhánh ngân hàng Đông Á tại Thừa Thiên - Huế nhưng chưa chắc đã chịu lép vế. Ngoài bằng Củ nhân kinh tế ra, tay này còn có: Bằng Quốc tế ngữ các cấp độ từ A đến Z; có bằng tương đương sơ cấp trung học đại học cao cao học Luật; bằng ...lái xe bao gồm các loại: 2 bánh, 3 bánh (riêng loại này giờ không còn thông dụng nữa, xe Lam đã bị loại rồi nhé - he he), 4 bánh và nói theo khẩu khí toán học số học sơ cấp mà Pháp hay "nổ" thì có thể lên tới n bánh, với n nguyên (không nguyên thì Pháp theo đoàn xiếc chứ làm thuê cho ngân hàng làm quái gì? he he), và không được phép âm. Pháp cũng có bạn bè liên kết khắp thế giới (trừ Đức ra - he he) dù có thể chưa ...một lần gặp. Pháp có ...võ. Và Pháp có công ...Kháng Pháp (chứ không đuổi Mỹ - he he he).
Đặc biệt tay thầy Pháp này có biệt tài hô từ thấp thành cao và ngược lại. Như trường hợp anh Đức 89K4 cũng không thấp lắm, ngang ngang với thầy Pháp, lớn tuổi hơn thầy nhưng thầy lại kêu là "Đức lùn" ngang phè rất khó nghe. Nhưng đối với An 89K7 lớp mình đang là Phó tổng ngân hàng Đông Á thì thầy Pháp hô lên cao gần 2m. Hôm hội trường lúc 89K7 chụp ảnh lưu niệm mình cố tình đứng gần An để xác nhận lại lần nữa. Trời đất ơi may mà thằng An nó mới kéo thầy Pháp về chợ Đông Ba thôi chứ nếu về giám đốc chi nhánh một tỉnh nào đó thì xếp An sẽ cao thành khoảng 4 mét. Thế mới biết cao thấp do cái cẳng hàm của thầy Pháp. He he he. Vì vậy, nhân đây Lương này cũng cố "xuyên tạc" ca dao để tặng thầy Pháp 02 câu cho vui:
Cao, thấp mà biết đấm box
Thì thầy bói Pháp tróc luôn cả hàm.
He he he
Nên cứ hỏi thầy Pháp mà xem? Đời nào thầy chịu lép vế. May mà khi Cu Hinh nói không có thầy Pháp chứ có thì không lường được hậu quả thế nào đâu nhé? He he he

Còn đối với Thầy Tiến, giờ đây tất cả các chức vụ chỉ là cái tròng vào cổ để đày ải con người, chỉ là hư danh mà thôi, thầy cũng từng tự "giải phóng" bằng cách tháo tròng "bỏ chức chạy lấy người" nên không thể nói chuyện to nhỏ với thầy. Nói vậy là hỗn láo, thiểu năng Trí Huệ, không hiểu được Sắc, Không. Thầy Tiến từng nói đại ý:
To chi cái chức người ta bổ (nhiệm)
To thế có lúc phải bổ nhào
Nhỏ mà cái ghế ta tự trao
Nhỏ này càng lúc càng lên cao!
He he he tài hạ bái phúc! bái phục! bái bái phục!
Tuy nhiên, Thầy Tiến hiện nay cũng chưa chọn được ngày lành tháng tốt để "tự trao ghế" nên đang "nương nhờ" cửa ngân hàng Công thương chi nhánh Đà Nẵng với chức mà người ta "bổ" cho sau khi vận dụng hết sức "bình sinh" để lo liệu là chức Phó phòng tín dụng. Vậy là sau khi tự "giải phóng" có lẽ thầy thấy cô đơn và buồn tẻ quá nên kiếm lại cái tròng khác nhẹ hơn đeo vào cổ cho vui. Vui đâu không biết chứ thầy làm vậy là đã tự ghi danh vào "bọn" cho vay cắt cổ, tội lỗi đầy mình, he he he. Thôi dù sao cũng chúc thầy yên thân với cái tròng mới, vì đời ai chả phải đeo tròng. Không nặng thì nhẹ. Kiếp người nó thế thầy ạ. Tặng thầy mấy câu thơ tự ứng tác sau:
Kiếp người thì phải đeo tròng
Dây xích kiếp chó, dây thừng kiếp trâu
Kiếp ngựa đứng suốt đêm thâu
Nếu mà nằm xuống là chầu Diêm vương
Nham hiểm là chốn quan trường
Hiểm nguy là chốn thương trường bạn ơi!
He he he...

Ngoài ra, bạn Hoàng Văn Hóa chỉ là cấp Trưởng phòng nhưng nắm "tử huyệt" của ngành đó nhé. Chưa kể chẳng qua là cái số thôi chứ nếu gặp "thầy" thì Hóa có thể đủ năng lực để làm tốt chức Thống đốc ngân hàng chứ chẳng chơi. He he he biết đâu đấy?

Điều quan trọng Hinh quên hỏi Dương Đình Lương này đang giữ chức gì trước khi phán nhé. Xin giới thiệu mình đang phụ trách cả Miền trung & Tây nguyên và nếu cần mình tự phụ trách luôn cả Lào, Campuchia,... chứ như các bạn chỉ mới ở cấp chợ, quận, tỉnh thôi thì đã ăn thua gì? Nói thật trong số các bạn mình chỉ ngán có thằng Tây, chỉ có nó mới có thể đối thủ của mình thôi. He he he

Kết luận lại, theo ý chủ quan của cá nhân Dương Đình Lương (tức là tôi) trên cơ sở căn cứ vào "cục ưng" và tinh thần "tự tôn ...bản thân" thì tôi xin trân trọng khẳng định rằng: Dương Đình Lương này là to nhất, còn các anh em còn lại cứ gặp nhau thỏa thuận giải á hậu nhé! He he he

Bạn nào có khiếu nại gì cứ vào đây giải quyết nhé! He he he....

(Xin lưu ý nếu ngay từ đầu Hinh cứ giả vờ cho là Lương to nhất thì mình đã bỏ qua phần này. He he he)

(còn tiếp)


Phần 5: Phác họa đoàn Quảng Trị ngày hội trường


Hai mươi tháng bảy năm này
Chào đoàn Quảng trị nhân ngày chúng ta
Nguyễn Hinh thì ưỡn bụng ra
Tay xoa xoa bụng tao đây hết gầy
Minh Tiến thì đã lên thầy
Nên không bia rượu vui vầy với ai
Nguyễn Pháp ta đây đa tài
Lái xe đánh võng kiêm đài phát thanh
Văn Hóa thì dáng mỏng manh
Nhưng mà khó vỡ, chứa chan bao tình
Trà My lắm kẻ thót tim
Tìm cách hò hẹn trốn tìm khó ghê
Em Yến thì khỏi phải chê
Chúm cha chúm chím ôi mê quá chừng
Ngọc Bảng trầm tỉnh đã từng
Nhưng còn giữ được giọng trầm giọng đanh
Đình Lương trông có vẻ nhanh
Tay luôn chụp ảnh để dành mai sau
Mấy lời để nhớ đến nhau
Cái ngày xưa ấy nắm tay ra trường
Tạm biệt nhé, cái giảng đường
Chào luôn cái cổng ngôi trường thân yêu!

He he he...
(còn tiếp)