Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Lực Chuyển 1: Văn Hoá Toàn Cầu

Alan Phan


(Bài 1 trong loạt bài Những Lực Chuyển Của Hai Thập Kỷ Tới ).
 Link  http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/nhung-luc-chuyen-cua-hai-thap-ky-toi.html

19 June 2014

Định nghĩa về văn hoá: Văn hoá bao gồm tín ngưỡng, thang giá trị, tập quán, văn học nghệ thuật, lối sống, cách tư duy, cách hành xử, lối làm việc…tại một nơi chốn nào đó, của xã hội hay tổ chức ( beliefs, set of value, customs, arts, way of life, way of thinking, behaving, working in a particular place, society or organization – theo Merriam-Webster).

Gần đây, một đại gia Việt mắng tôi là “thiếu văn hoá” vì tôi dùng chữ “Drop Dead” của Tổng Thống Ford khi thành phố New York nhờ Toà Bạch Ốc cứu trợ vào năm 1975. Tôi có thêm một trận cười khi một BCA xuất hiện tại một buổi nói chuyện của tôi ở Hà Nội với chiếc T-shirt in dòng chữ “Xin…Drop Dead “(bỏ vài chữ)… Theo như định nghĩa trên, chúng ta có thể thiếu tiền, thiếu tình, thiếu kinh nghiệm hay thiếu kiến thức (thiếu giáo dục?), nhưng không thể thiếu văn hoá được. Văn hoá chắc chắn là rất khác biệt tại nhiều môi trường khác nhau…nhưng văn hoá “nhậu” hay “nổ” hay “ăn cắp” hay “tham nhũng” hay “nói dối” cũng là một loại văn hoá đặc trưng không chối bỏ được.

Thêm vào đó, tôi còn bị một đọc giả phê bình là có văn hoá “lai căng”. Ở Việt Nam, người dùng chữ lai căng để mắng ai thường mang chút trịch thượng và đạo đức. Nhưng khi tôi suy ngẫm thêm, thì tôi nhận ra là mình lai căng thật. Qua Mỹ từ năm 18 tuổi, tôi sống đến ba phần tư đời mình tại nhiều nước xa lạ, và quả thực, văn hoá khác biệt của khắp nơi thấm sâu vào tư duy cũng như thói quen, tạo nên một con người Alan rất nhiều góc cạnh. Xấu hay tốt, suốt 69 năm qua, đó là một văn hoá lai căng tôi không thể phủ nhận.

Tuy nhiên, tôi muốn báo cho mọi người biết là đến thế hệ tới thì có lẽ hơn 95% giới trẻ toàn cầu sẽ mang nhãn hiệu “lai căng” (5% còn lại là những người rừng, hay đội quân Hồi Giáo cực đoan, hay những con cừu sinh ra và lớn lên ở Cuba, Bắc Triều Tiên hay….?). Mỹ thường được xem như là một melting pot của thế giới, hoà nhập tất cả văn hoá, chủng tộc, thói quen, tôn giáo, tư tưởng của mọi sắc dân trên địa cầu. Kết quả sau cùng là một tổng hợp lai căng rất đặc thù, “American culture”.

Khi tôi đến Mỹ năm 1963, văn hoá Mỹ thực ra là một biểu tượng của nền văn minh Anglo Saxon. Từ mầu da trắng phếu của đa số người dân, đến tôn giáo, triết thuyết và tập quán đem từ lục địa Âu Châu cũ, áp đặt lên một môi trường mới lạ trù phú là xứ Mỹ bao la. 50 năm sau, văn hoá Mỹ đã biến dạng hoàn toàn với các sắc mầu Latin, Á Châu và Phi Châu. Những cái TV shows gần đây không những pha trộn đủ loại diễn viên và kịch bản từ nhiều sắc dân mà còn trưng bày những nét văn hoá rất xa lạ với người gốc Anglo Saxon. Từ Leave It To Beaver, The Brady Bunch ngày xưa…đến talk show của Oprah Winfrey hay Modern Family bây giờ…quả là một bước nhẩy vọt về “cách mạng văn hoá” mà Mao Trạch Đông cũng không thể hình dung nổi.

Vì sự lan toả quá nhanh của công nghệ thông tin và hệ thống giao thông, cũng như tính chất liên thông của nền kinh tế toàn cầu, giới trẻ khắp thế giới sẽ hấp thụ một nền “văn hoá toàn cầu” dựa trên căn bản và theo một tiến trình tương tự như văn hoá Mỹ hiện nay. Dĩ nhiên là sẽ có vài khác biệt trưng bày bản sắc địa phương của từng vùng lãnh thổ, nhưng văn hoá này sẽ có nhiều mẫu số chung như sau:

- Căn cơ của văn hoá là những thang giá trị của văn minh Anglo Saxon:

Với sự phổ thông của Anh ngữ khắp nơi, ngay cả tại Trung Quốc và các quốc gia Đức, Pháp, Tây Ban Nha…, phần lớn kiến thức nhân loại sẽ bắt nguồn từ tư duy của văn minh Tây Phương. Tôi quan sát là ngay cả các sách vở, tài liệu về Phật Giáo, thư mục tiếng Anh nhiều hơn tiếng Ấn hay tiếng Hoa, nơi xuất phát của tôn giáo này. Quay qua các diễn biến hiện tại trên thế giới, những tường trình từ CNN, New York Times, Reuters, Economist…không những có một số lượng bài vở nhiều hơn, mà còn mang một tỷ trọng lớn hơn trong việc đúc kết dư luận thế giới.

Trên căn bản này, góc nhìn và phân tích của mọi vấn đề sẽ mang mầu sắc tự do cá nhân, năng động, sáng tạo, dân chủ, đa dạng và đa nguyên. Đây cũng là những cột trụ của văn hoá Mỹ.

- Tốc độ của công nghệ mới sẽ thu ngắn tiến trình lan toả và hấp thụ

Chỉ trong 5 năm, Facebook đã phát triển lượng thành viên từ 12 triệu (2007) lên đến 1 tỷ người (2012). Đây là một cuộc cách mạng về truyền thông xã hội (social media) nhanh nhất lịch sử. Microsoft phải mất đến 15 năm mới đem hệ điều hành Windows đến khắp thế giới và Google cũng phải mất 11 năm mới tạo thói quen cho trí thức về việc tìm kiếm. Ngày nay, một video phổ thông gởi lên YouTube như Gangnam Style phát tán đến 2.2 tỷ người xem; hay một video game bán chạy nhất như Tetris có đến 143 triệu người mua trong vài tháng.

Vì quá nhiều thông tin, trò chơi và nghiên cứu tràn ngập Internet, bất cứ sản phẩm nào xâm nhập vào “database văn hoá” và tạo thói quen cho đa số nhân loại phải là một đặc thù vượt trội mọi đối thủ. Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường sẽ loại bỏ những sản phẩm trung bình, sao chép và mang bản sắc địa phương. Ứng dụng vào văn hoá toàn cầu phải đi qua đám mây Internet và phải tạo thích thú cho phần lớn người sử dụng.

-Ảnh hưởng tương quan từ nhiều nguồn gốc

Dĩ nhiên, vì ảnh hưởng rộng lớn đến từ sức mạnh kinh tế, công nghệ và quân sự của Âu Mỹ, nên đặc trưng nền văn hoá Âu Mỹ sẽ áp đảo phần lớn “văn hoá toàn cầu”. Toàn thế giới vẫn nhìn về các trào lưu mới từ Âu Mỹ để định hướng sinh hoạt; và những tài sản mềm của Wall Street, Silicon Valley hay Hollywood đã khống chế tư duy của đa số giới trẻ.

Tuy nhiên, ảnh hưởng này không phải một chiều. Số chuyên viên Ấn, Hoa, Trung Đông tại Silicon Valley và Wall Street càng ngày càng nắm giữ nhiều chức vụ quản lý cao cấp tạo nên một mạng lưới với những suy nghĩ cổ truyền từ Phương Đông. Trong khi đó, số diễn viên tài tử gốc Phi Châu và Latin gia tăng nhanh chóng tại Hollywood đem lại những lăng kính không chút Anglo Saxon nào trong sự đóng góp vào văn hoá toàn cầu.

- Các xung đột chủng tộc và tôn giáo sẽ gây nhiều biến thái

Dĩ nhiên, khi có “chung” thì phải có “đụng”. Ngoài những tranh cãi logic về lý thuyết và thực dụng, các kiên định về mầu da, bản sắc dân tộc, tập tục cổ truyền cũng như tín ngưỡng sẽ tạo những điều chỉnh nhiều khi đi ngược với nguyên lý “cởi mở”, “hội nhập” và “hoà đồng” của nền văn hoá toàn cầu.

Để tránh những xung đột này, văn hoá toàn cầu có thể trở nên “không bản sắc”, “mờ nhạt” và “do dự”. Từ đó, tư duy và phương cách sống của giới trẻ cũng mất đi những lý tưởng cuồng nhiệt, những góc cạnh sắc bén, những ý chí dũng cảm… đã góp phần lớn vào việc phát triển các nền văn minh cổ truyền. Không còn trắng đen, mà chỉ là mầu xám.

- Mặt trái của văn hoá toàn cầu là vô cảm, phiến diện và hưởng thụ

Nếu văn hoá melting pot của Mỹ là một dấu hiệu, nền văn hoá toàn cầu sẽ biến đa số giới trẻ thành một đám đông sống theo sở thích cá nhân, say mê hưởng thụ và tìm những thoả mãn nhất thời (instant gratification). Và để đạt đến mục tiêu này, họ cần phải chăm chú vào việc kiếm tiền, mua sắm, khoe của…

Ngoài kiến thức sâu rộng cho ngành nghề chuyên môn, giới trẻ quá bận rộn để có thì giờ tìm chiều sâu cho những đề tài sự kiện khác. Các kiến thức sẽ đến từ những mành vụn nhấp nhô (sound bites) qua TV, Facebook, Twitter…Hệ quả của sự phiến diện này là những quyết định dựa trên trào lưu, đám đông, và các thủ thuật “hướng dẫn dư luận” của nhóm lợi ích, nhóm chính trị gia, nhóm tư bản…

-Khung phát triển của văn hoá toàn cầu

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là nền văn hoá toàn cầu sẽ đặt căn bản trên sự tự do lựa chọn, quyền phát biểu ý kiến cá nhân và việc theo đuổi mục tiêu hạnh phúc dựa trên mong muốn của mỗi người.

Căn bản này là thành tố của một thế giới dân chủ, cởi mở, bình đẳng về chính trị; một nền kinh tế hoàn toàn tuỳ thuộc vào thị trường và mọi liên thông dễ dàng về tài chánh, thương mại, giáo dục, thông tin.

Văn hoá là nền tảng của xã hội và con người

Tôi luôn tin rằng tư duy tạo hành động, hành động thành thói quen, thói quen trở nên định mệnh. Ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá sẽ đúc kết nên tư duy ban đầu và sau cùng định mệnh lại kết nối vòng tròn để tạo hình cho văn hoá.

Do đó, nếu đoán bắt được trào lưu văn hoá của người tiêu dùng, các doanh nghiệp sẽ hiểu mình cần làm gì để đáp ứng được nhu cầu của họ. Trong nền kinh tế thị trường, người bỏ tiền ra mua sản phẩm của bạn là nhân vật có tiếng nói sau cùng. Chuẩn bị cho nền văn hoá toàn cầu là sẵn sàng để đưa sản phẩm của mình tiếp cận với cả thế giới, đang biến đổi nhanh chóng và lan phủ khắp nơi.

Tóm lại, lực chuyển văn hoá sẽ:

- Đem lại một thị trường thật rộng lớn nhưng đồng bộ và tương quan. Doanh nghiệp bắt buộc phải ra biển lớn để phát triển và tồn tại, ngay cà với những doanh nghiệp Mỹ hay Trung Quốc với thị trường nội địa khổng lồ. Yếu tố và bản sắc địa phương sẽ lần lần bị loại bỏ. Thay vào đó, sản phẩm phải có một góc cạnh gây ưa thích cho người tiêu dùng khắp thế giới.

- Cơ hội sẽ mênh mông nhưng cạnh tranh cũng khắc nghiệt. Với thị trường và văn hoá toàn cầu, bất cứ sản phẩm nào vượt trội đối thủ cũng sẽ tạo cho doanh nghiệp “tiền tỷ USD trong thời gian rất ngắn”. Trò chơi Flappy Bird là một thí dụ quen thuộc của Việt Nam. Tiếc là người sáng lập tự rút lui, chứ nếu anh Nguyễn Hà Đông cứ tiếp tục cuộc chơi, anh sẽ là tỷ phú đô la chỉ trong vài ba tháng (so với thời gian các tỷ phú đô la khác của Việt Nam phải mất khi xây đế chế). Mặt trái của vấn đề là những cạnh tranh, rủi ro và thử thách cũng nhiều vô số kể.



- Hệ thống chính trị và kinh tế sẽ phải thay đổi để sống còn trong một văn hoá toàn cầu. Sức ép của người dân mong muốn những tiện nghi và lợi ích của các quốc gia giàu có khiến nhà cầm quyền phải thay đổi cơ chế hay là tự huỷ diệt. Ngay cả một quốc gia độc tài, độc đảng và lớn mạnh như Trung Quốc cũng đang nói đến những điều chỉnh quan trọng về kinh tế và chính trị, dù quyền lực và quyền lợi của chính phủ và nhóm tư bản đỏ sẽ bị thiệt hại. Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ chứng kiến những cuộc di dân âm thầm nhưng vĩ đại. Tinh hoa và thành phần tiến bộ của Trung Quốc sẽ tụ họp về những khu vực Âu Mỹ để thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của họ; để lại một Trung Quốc càng ngày càng yếu kém và mất nhiều lợi thế cạnh tranh trong cuộc chạy đua cùa các cường quốc.

- Chu kỳ huỷ diệt (creative destruction) sẽ rút ngắn khiến mọi doanh nghiệp phải luôn sáng tạo và hào hứng. Đây là một đặc tính của tuổi trẻ, chuyên tìm những mới lạ. Chóng mê nhưng cũng chóng chán. Trong những thập kỷ tới, doanh nghiệp (hay quốc gia) không biết “tái sinh” sẽ trở thành những con khủng long trong viện bảo tàng. Tất cả quan tâm của những nhà đầu tư, những doanh nhân (đã hay chưa thành công) đều hướng về các công nghệ, phát minh, mô hình kinh doanh…có tính chất “phá hoại, phản động” gọi là disruptors. Không ai để ý đến những gì đã thành chuẩn mực.

Dù không kinh doanh mà chỉ tìm một việc làm để sự nghiệp thăng hoa, các bạn trẻ phải hiểu môi trường văn hoá mình đang đối diện. Các bạn phải biết đào tạo cho mình những kỹ năng thực dụng và hiểu rõ luật chơi. Nghiên cứu sâu rộng về đối thủ, về công nghệ, về mạng lưới phụ trợ (networking) cũng như biết rõ mục tiêu cùng nguyên tắc của dự án trước khi ra khơi. Không ai có thể đoan chắc về cơ hội thành công (thất bại sẽ chiếm một tỷ lệ rất cao); nhưng muốn thành một người có tự trọng, các bạn sẽ không có lựa chọn nào khác.

Leonard Da Vinci hiểu rõ tiến trình này,” những người thành đạt ít khi ngồi yên chịu đựng những sự cố xẩy đến cho họ. Họ bước ra và tạo sự cố – People of accomplishment rarelt sat back and let things happen to them. They went out and happened to things.”

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Thư giản cuối tuần: Video Những Tay trống cự phách 14/06/2014

Đây này...

Và đây...



Và đây nữa nè!


QUÁ NHIỀU NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ QUA CÂU CHUYỆN NGƯỜI ĐAN MẠCH

Báo Đất Việt: Câu chuyện về đôi vợ chồng người Đan Mạch bỏ tiền xây cầu treo ở Việt Nam nhưng rồi bị lừa trắng tay đang được truyền tải trên mạng xã hội.
Họ là đôi vợ chồng già, chồng người Đan Mạch – vợ người Việt (cặp vợ chồng Kurt Lender Jensen - Ngọc Nhung (Sang)) đã đổ hết tâm sức xây được 24 cây cầu treo và 5 trường học tại những vùng nông thôn nghèo của Việt Nam. Thế nhưng, cuộc đời họ lại không gặp suôn sẻ ngay trên chính mảnh đất mà họ yêu quý, thậm chí họ còn bị người Việt lừa trắng tay, giờ phải sống trong một ngôi nhà xây tạm bợ. Nhiều người không biết tới họ nhưng vẫn đi qua những cây cầu họ đã xây...
Bài viết được facebooker Tung Xich Lo chia sẻ trên mạng xã hội và nhanh chóng nhận được rất nhiều chia sẻ. Câu chuyện về những con người, dù không mang dòng máu Việt nhưng vẫn nhiệt tâm với nước Việt.

Ông Kurt trên mảnh đất sa mạc gần QL1

"Lần đầu tiên, tôi gặp ông Kurt và bà Nhung là qua sự hướng dẫn của ông anh tôi khi anh giới thiệu về họ: “Cặp vợ chồng này có chung 1 trái tim tốt”, Tùng nên đến thăm họ. Trong nhiều năm qua, tại Đan Mạch, ông Kurt và bà Nhung đã được nhiều người dân Đan Mạch biết đến khi họ khởi đầu xây một cây cầu treo tại khu vực trồng cà phê, thuộc Bảo Lộc, Lâm Đồng bằng chính công sức và sự cần cù của họ.
Tác giả bài viết - Tùng Xích Lô - người đã từng đạp xe xích lô xuyên Việt bên cạnh ông bà Kurt - Sang

Hành trình xây cầu chỉ bằng sự trợ giúp


Theo lời ông Kurt kể lại cho tôi, chyện xây cầu xuất phát từ một lần về thăm quê hương vợ, có người nhờ ông gắn giúp lại vài tấm ván cho chiếc cầu treo. Thoạt đầu nhìn chiếc cầu cũ kỹ, ông đã thốt lên rằng ông hoàn toàn có khả năng làm một cây cầu treo mới, còn chiếc cầu cũ như hiện tại thì vô phương sữa chữa. Lúc ấy ông nghĩ chắc mọi người đều nghĩ “ông ta nói phét lác”. Nhưng ông Kurt đã bắt tay vào làm đúng như lời nói của mình.
Trở lại Đan Mạch, ông đã tích cực liên lạc với nhiều chuyên gia để xin vật liệu xây cầu. Công ty đầu tiên nhận giúp đỡ là một công ty sản xuất dây cáp, họ đã trả lời ngay lập tức rằng sẵn sàng trợ giúp mớ dây cáp ông cần dùng. Nhưng cáp của họ lại bọc nhôm, không có sự co giãn, e là không thích hợp cho việc làm cầu treo. Cùng lúc đó, ông lại được một người bạn thân cung cấp cho ông một thông tin quan trọng: Hệ dây cáp căng giữa các tuyến cao tốc của Đan Mạch đang được tháo bỏ vì quá nguy hiểm. Thế là ông Kurt bắt tay liên lạc với sở đường bộ. Họ kết nối ông với một công ty đang thi công tháo gỡ của Đức. Công ty này đã không ngần ngại cho ông lấy những gì ông muốn.
Tuy nhiên, để cuộn những sợi dây cáp lại, ông phải liên lạc với một cơ sở điện lực tại địa phương. Sau khi nghe ông Kurt trình bày, công ty này vui vẻ chở những ống cuộn dây điện trống, đến thẳng đường cao tốc, nơi họ đang tháo gỡ dây. Để cho đôi vợ chồng Kurt - Nhung tự lăn dây cáp vào ống cuộn.
Cũng trong thời gian đó, ông Kurt tiến hành làm thử một chiếc cầu mẫu trong khu vườn của nhà mình. Ông cũng liên lạc với một công ty lớn của Đan Mạch, chuyên về ngành xây cầu có tên là Carl Bro và nhờ họ trợ giúp ông một bản vẽ sơ sài. Nhưng nhờ bản vẽ này, ông Kurt đã nhẩm tính được sẽ cần bao nhiêu mét cáp cho chiếc cầu trong thực tế.
Rồi ông lại tiếp tục nhờ đến một công ty chuyên về kỹ nghệ cung cấp các vật liệu cho ghe đánh cá có tên là Claus Harbo. Họ cũng rất ân cần giúp ông số trang thiết bị xiết dây cáp… mà ông cần dùng. Ngoài ra, Câu lạc bộ thể thao Lions Club đã hỗ trợ thêm một máy phát điện và máy trộn bê tông cho công việc xây cầu của ông. Không dừng tại đây, ông xin tiếp được một số lượng sơn để bảo trì dây cáp của công ty Sadolin.
Cuối cùng ông liên lạc với hãng vận chuyển tàu Maersk mạnh nhất thế giới và đã được phép nói chuyện trực tiếp với tổng giám đốc, A. P. Muller. Tuy các tàu bè của hãng này không cập cảng Việt Nam, nhưng ông tổng giám đốc cũng vui lòng giúp ông Kurt chuyển số hàng ấy về Singapore, rồi nhờ các hãng khác chuyển tiếp số hàng trên về Việt Nam.
Coi như các công việc tại Đan Mạch tiến triển quá tốt. Tuy nhiên, khi số hàng trên về tới cảng Sài Gòn lại gặp vấn đề lớn nhất mà không nhận được sự trợ giúp nào khi phải chi tiền, thì hàng mới ra khỏi cổng. Ông Kurt đã phải thương lượng rằng cho ông lấy số hàng trước, còn tiền thì chiều ông mới đích thân đến nhà chủ kho để trả, nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế để ông Kurt đối phó với những “nhũng nhiễu” thường nhật ở Việt Nam, bởi ông lấy đâu ra tiền để trả cho chủ kho, khiến ông phải… nói phét như vậy.
Khi nguyên vật liệu đã có mặt tại Việt Nam, lãnh sự quán Đan Mạch đã trợ giúp bê tông, sắt thép và cây ván, cùng với chi phí vận chuyển.
Thế nhưng, ngày khởi công xây cầu, ông chủ tịch tỉnh Bảo Lộc chỉ điều giúp ông Kurt một đội quân 20 người, trong đó chỉ có một người cầm theo cái xẻng, là công cụ lao động duy nhất. Ông Kurt đã bức xúc với hành động thờ ơ này của chính quyền địa phương và tuyên bố sẽ làm cây cầu tại một địa phương khác nếu sự trợ giúp nhân lực “èo uột” như vậy.
Ngày hôm sau, ông Kurt nhận được một đội quân gấp đôi là 40 người. Với kinh nghiệm của một người thợ hồ, hiểu biết nhìn bản vẽ, ông đóng vai trò chỉ huy và phân chia công việc lớn nhỏ cho thợ, thậm chí chia từng điếu thuốc lá cho thợ. Cô Nhung, vợ ông đóng vai trò thông dịch và chị nuôi cho 40 người nông dân đến giúp việc xây cầu.
Sau 25 ngày, chiếc cầu treo dài 65 mét và ngang 1,2 mét hoàn tất với tổng chi phí là 4.500 USD. Khi chiếc cầu được khánh thành, một bà cụ đòi nắm tay ông Kurt dẫn bà qua cầu. Cụ bà này đã bật khóc vì nỗi vui sướng và tâm sự rằng: “Đã 20 năm nay, tôi chưa bước qua được sang bên này đồi”.
Sau khi hoàn thành cây cầu treo đầu tiên, ông Kurt đã có đủ tư liệu để hoàn tất hồ sơ gửi đến lãnh sự quán của Đan Mạch tại Việt Nam kèm một câu: “Chiếc cầu đã xây xong”. Họ đã trao cho vợ chồng ông đảm nhận những công trình xây dựng trợ giúp sau này. Ông Kurt đã phấn khởi và thốt lên: “Tôi có thể xây thêm cả 10 chiếc cầu nữa, nếu có ai đó thanh toán chi phí”. Vợ chồng ông chấp nhận công việc với điều kiện chỉ nhận lương tương ứng với một người lãnh tiền thất nghiệp tại Đan Mạch. Vì nếu nhận lương cao hơn, coi như chương trình trợ giúp không còn đúng ý nghĩa.
Trong khi đó, Danida - một hội chuyên gia về việc giúp phát triển nông nghiệp tại các vùng nông thôn nghèo trên toàn cầu đã đánh giá cao tính tiết kiệm của chiếc cầu, khi chỉ làm hết 1/4 chi phí so với giá trị thật của nó. 6 năm tiếp theo, cặp vợ chồng này đã hoàn tất 24 cây cầu nằm trong chương trình trợ giúp của chính quyền Đan Mạch. Họ còn tham gia xây luôn cả 5 ngôi trường học.
Nhưng về sau nhiều chương trình trợ giúp, phải trải qua nhiều thủ tục rắc rối. Những khoản tiền trợ giúp không đến nơi cần nhận mà lọt thẳng vào túi những kẻ tham nhũng. Đến lúc này, cặp vợ chồng già tự nhận thấy “cuộc vui” đã kết thúc nên họ muốn rút lui về lại xứ xở Đan Mạch yên tĩnh. Ông Kurt cũng kể rằng, sau mỗi lần khánh thành cầu, vị chủ tịch tỉnh lại vui mừng khai tiệc ăn nhậu, thậm chí đã có lần hỏi ông: “Thủ tục đến Đan Mạch có dễ không?”.

Những sóng gió khó ngờ trên mảnh đất Việt

Tưởng chừng như sau những phần đóng góp công sức cho xã hội, hai vợ chồng già sẽ được hạnh phúc an hưởng tuổi già, thì ngờ đâu Bộ nhập cư Đan Mạch đã bác bỏ đơn xin trở lại sống tại nước này của bà Nhung. Trong khi với khả năng tài chính của mình, ông Kurt không đủ khả năng nuôi vợ.

Sau nhiều năm làm việc tại Việt Nam, thay mặt cho quốc gia Đan Mạch trong trương trình trợ cấp, cặp vợ chồng Đan - Việt này đã xây biết bao nhiêu cái cầu treo, các ngôi trường trong những vùng hẻo lánh

Tại Đan Mạch, ông Kurt cũng đang sống bằng đồng lương hưu ít ỏi bởi ông xuất thân từ một gia đình lao động. Từ năm 14 tuổi ông đã rời khỏi nhà và tự đi tìm việc kiếm sống bằng nhiều nghề. Rồi sau đó ông đã làm thủy thủ cho những hãng tàu khách đi khắp toàn cầu. Thời gian tiếp theo, ông trở lại Đan Mạch và làm thợ hồ trong 6 năm. Sau đó ông mua một chiếc ghe đánh cá và trở thành ngư dân. Ngay từ thời ấy, ông đã có những hành động được cho là khác người khi đoàn tàu đánh cá của Đan Mạch thường được sơn màu xanh da trời, còn thuyền của ông Kurt lại được sơn màu đỏ.
Năm 1992, lần đầu tiên ông về Việt Nam chơi cùng với một gia đình Việt Nam ông quen tại Đan Mạch. Trong chuyến đi này, ông đã yêu một người phụ nữ bản xứ, chính là bà Nhung. Sau nhiều lần thư từ và vài lần đi lại giữa Việt Nam – Đan Mạch. Đến mùa thu năm 1994, ông mới bảo lãnh được người vợ mới cưới sang Đan Mạch.
Sau nhiều năm làm việc tại Việt Nam, thay mặt cho quốc gia Đan Mạch trong trương trình trợ cấp, cặp vợ chồng Đan - Việt này đã xây biết bao nhiêu cái cầu treo, các ngôi trường trong những vùng hẻo lánh… Thế nhưng, đến tuổi già, họ chỉ mong có được một mảnh đất nhỏ để hưởng thụ những năm cuối đời tại Việt Nam mà cũng không xong. Họ đã bị cả những người thân, những người gần gũi lừa gạt khiến cặp vợ chồng già phải bán nông trại cà phê tại Bảo Lộc, nơi họ gắn bó hơn 10 năm để tìm nơi yên tĩnh tại một eo biển đẹp.


Lần đầu tiên gặp tôi, họ sống trong một túp lều bằng bạt, dựng tạm bợ tai khu du lịch Bình Tiên, Ninh Thuận. Nơi đây họ đã bị lừa một cú “ngoạn mục” bởi một ngư dân và cả chức trách của địa phương khi “đồng lòng” bán cho họ miếng đất nằm trong quy hoạch của một dự án du lịch.


Vẫn chưa hết, sau chuyến đến thăm của tôi, những con người trên mảnh đất họ yêu quý lại một lần nữa dụ họ mắc mưu, bỏ tiền ra mướn đất đang nằm trong dự án tại Hòa Phú, gần Phan Rí, Bình Thuận. Hơn nửa năm sau, họ được chính quyền địa phương hứa hẹn “đền bù” bằng cách cho mướn một bãi biển đẹp hơn, tại Bãi Dương, Minh Hóa, cũng gần cửa Phan Rí. Tuy nhiên, miếng đất “hứa hẹn” ấy cũng đã từng dùng để lừa một người đàn ông mang quốc tịch Úc khiến anh này mất gần nửa năm theo đuổi vụ “mướn đất” và cũng mất một số tiền kha khá trong túi.
Đến lúc này thì sự chịu đựng của ông Kurt cho những gian xảo, lừa lọc của con người nơi đây cũng đã đến giới hạn, nhưng vì thương người vợ Việt Nam, ông không thể quay lại Đan Mạch mà bỏ vợ lại xứ này. Ông ta quyết định dành dụm số tiền ít ỏi còn lại, để mua được miếng đất sa mạc toàn cát, đầy mồ mả, ngay QL1, gần cây xăng Thắng Lợi, thuộc Chí Công, Bình Thuận.

Năm 1992, lần đầu tiên ông Kurt đến Việt Nam, ông đã yêu một người phụ nữ bản xứ, chính là bà Nhung. Sau nhiều lần thư từ và vài lần đi lại giữa Việt Nam – Đan Mạch. Đến mùa thu năm 1994, ông mới bảo lãnh được người vợ mới cưới sang Đan Mạch.
Vậy mà họ đâu có để đôi vợ chồng già này được yên. Hai ông bà vẫn thường xuyên bị lực lượng chức năng đến xét giấy tờ, hỏi tại sao họ lại thích về Việt Nam ở… Rồi xin tiền đổ xăng, sau vài lần đến nhà ông, thấy có cái máy vi tính của ông Kurt là giá trị trong căn nhà tuềnh toàng cũng lấy luôn mang về cơ quan, rồi xóa luôn hình ảnh các công trình, tài liệu của ông lưu trữ trong đó…


Ông Kurt kể rằng, hàng xóm xung quanh cũng có người tốt, nhưng cũng vẫn có kẻ thích “bắt nạt” hoặc “bành trướng” chủ quyền sang nhà người khác. Mới đây, không hiểu vô tình hay ác ý mà có người đã phá hoại cái giếng nhà ông bằng cách thả dây thun cũ (cắt từ ruột xe đạp) vào trong ống bơm. Thế là ông Kurt phải xây cái giếng mới.
"Ông già và biển cả"

Ông Kurt rất thích trò chuyện tiếng Đan Mạch với tôi. Lâu lâu ông mới có cơ hội bày tỏ sự bức xúc của cuộc sống với một người hiểu được tiếng nước ông. Hai vợ chồng già rất quý hóa khách đến thăm nên rất muốn tôi ở lại. Nhưng vì tôi cũng là thằng ngang bướng với ý nghĩ ngủ một đêm tại nhà bạn bè mà phải đi trình giấy tờ với chính quyền địa phương thì nhiêu khê cho tôi quá. Thôi để tôi đi ngủ bụi và để cho đôi bạn già của tôi ngủ yên giấc.

Hiện nay ông bà Kurt, vẫn kiên trì định cư tại Chí Công. Miếng đất sa mạc và đầy mồ mả này nằm ngay QL1, gần giữa trạm xăng Thắng Lợi và khu đồi quạt gió, thuộc tỉnh Bình Thuận.

Tôi chỉ thấy buồn là không giúp gì được cho họ. Bạn yêu Việt Nam? vậy bạn đã giúp được gì cho người Việt? công sức bỏ ra liệu đã bằng đôi bạn già này chưa? Họ chính là những người yêu nước Việt, những người có tâm hồn Việt nhưng cũng thật cực nhọc cho họ quá khi muốn yêu, muốn sống an bình cũng không được.


Bạn đọc có thể tới thăm và động viên gia đình ông Kurt gần chùa Cổ Thạch thuộc Liên Hương, Tuy Phong, Bình Thuận.
Ngôi nhà sơ sài của ông bà nằm trên miếng đất sa mạc và mồ mả ngay QL1, gần giữa trạm xăng Thắng Lợi và khu đồi Quạt gió.
Chỉ cần ghé thăm họ, mua giúp cô Ngọc Nhung (0986902470) - vợ ông Kurt lon nước uống và nhìn những gì họ làm là bạn sẽ học hỏi được nhiều điều hay rồi.

Tùng Xích Lô

Những Lực Chuyển Của Hai Thập Kỷ Tới


Alan Phan


(GNA: Bài viết từ tháng 5 nhưng không đăng vì sự tế nhị của tình hình đất nước. Nay thì “Định Mệnh Đã An Bài” nên xin quay lại với tương lai của doanh nghiệp và cá nhân; một đề tài thực sự quan trọng hơn tất cả những “trò chơi” của người hay của chuột. Bởi vì tôi luôn quan niệm là dân có giàu thì nước mới mạnh, mới được nước khác kính nể, và có phương tiện để tạo nên một xã hội công bằng, pháp trị và dân chủ thực sự)


15 May 2014

Những ngày gần đây, các biến động tại Việt Nam do tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc đã làm mờ nhạt tất cả suy nghĩ của người Việt về tương lai gần xa của xứ sở, về những khả năng của các “thiên nga đen”, về mọi vấn đề vĩ mô của kinh tế chính trị và xã hội. Dù đã suy nghĩ và phân tích rất nhiều, thực tình tôi cũng không biết tiên đoán thế nào cho khoa học và chính xác những ảnh hưởng của biến cố này trên các hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam.

Tuy nhiên, mặc cho Việt Nam hay Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác, đang loay hoay tìm giải pháp cho các vấn đề trước mặt của mình, nền kinh tế của thế giới vẫn tiếp tục đi tới (hay lui) trên con đường của nó theo những trào lưu có thể tiên đoán từ những dữ liệu và tin tức trong kho kiến thức của nhân loại trên đám mây Internet.

Vì tôi không phải là một chuyên gia suốt ngày ngồi nghiên khảo nghiêm túc như một giáo sư đại học hay một ứng viên viết luận án, nên tôi chắc chắn là các kết luận của mình mang nhiều giới hạn và thiếu sót. Nhưng bù lại, kiến thức thâu lượm qua sách vở của tôi lại được bổ túc bởi những cuộc viếng thăm cơ sở và trò chuyện cùng các doanh nhân đang chiến đấu hàng ngày tại “ground zero” nên tôi nghĩ chúng có được góc cạnh thực tế và khả thi hơn các luận án.

Theo tôi (và cần nhiều bổ túc từ BCA), các lực chuyển sau đây sẽ biến dạng nền kinh tế toàn cầu và tạo nên một môi trường xã hội khác biệt cho thế hệ trẻ. Sự đoán bắt đúng lúc và thực thi giải pháp chính xác, khả thi sẽ đem lại những trái quả ngọt ngào cho người nhập cuộc. Và như trong bất cứ trò chơi nào, người thua cuộc cũng khá đông. Sự mất mát và rủi ro luôn tiềm ẩn.

Trước hết, xin tóm lược:

Lực Chuyển 1: Văn hóa mới sẽ có mầu sắc toàn cầu theo khuynh hướng kinh tế thị trường và chính trị đa nguyên, dân chủ.

Lực Chuyển 2: Dòng tiền đầu tư quay về Âu Mỹ.

Lực Chuyển 3: Công nghệ cao sẽ biến đổi nhiều mô hình kinh doanh và cách thức chúng ta sinh hoạt

Lực Chuyển 4: Các quốc gia mới nổi mất nhiều lợi thế cạnh tranh trong chi phí sản xuất công nghiệp

Lực Chuyển 5: Dầu khí và khoáng sản không còn là tài sản tối ưu trong các nền kinh tế đã phát triển

Lực Chuyển 6: Dịch vụ an sinh và giải trí sẽ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lượng GDP toàn cầu

Trong 2 tháng tới, tôi sẽ trình bày và phân giải các sự kiện, hiện tượng và lý do tại sao tôi nghĩ đây là những lực chuyển tạo nên những thay đổi quan trọng nhất cho nền kinh tế toàn cầu.

Tôi cũng sẽ minh bạch và cho các bạn biết, từ các kết luận này, tôi đã thay đổi công việc làm ăn cũng như đời sống hàng ngày của tôi như thế nào để thích nghi với tình huống mới. Tôi hoàn toàn không biết là mình sai hay trúng. Đây là lợi thế của những người “không-phải-là-đỉnh-cao-trí tuệ”. Chúng ta nhìn mọi chuyện như một phiêu lưu kỳ thú, không phải một kịch bản viết ra từ một cuốn sách từ thế kỷ 18, không ai còn muốn đọc vì chứa quá nhiều sai lầm.

Tôi cũng không biết là lãnh đạo và nhân dân Việt Nam có muốn “thâu tóm” tương lai để tạo nên một cuộc sống khác hơn những nghèo hèn hiện tại? Cá nhân các bạn có muốn thay đổi tư duy để tìm những kỹ năng mới để cạnh tranh trên “biển lớn”? Nhưng tôi đã nói từ đầu, thế giới này không có thì giờ để đợi Việt Nam hay cá nhân, hay gia đình của bạn. Nhân loại đang háo hức lên đường tìm vận hội mới, nhất là những người trẻ. Ai muốn ở lại với “cây đa cao ngất từng xanh” của làng mạc hay ôm lấy đống “nồi niêu xong chảo” tích cóp từ thời Mao, Stalin… thì vẫn tự do với lựa chọn của mình (nghe nói đám Taliban đang tìm thêm đồng chí).

Tôi biết tình hình nước nhà đang nằm trước một ngã rẻ có thể là rất quan trọng cho vận mệnh chung và riêng. Nhưng nó cũng có thể chỉ là một màn kịch đạo diễn bởi những chính trị gia mưu mô, thủ đoạn. Mọi chuyện lại đâu sẽ vào đấy. Nếu bạn có thể làm gì để tác động lên ảnh hưởng cho lợi ích chung thì tôi thực sự khâm phục. Với khả năng và đam mê của cá nhân, tôi biết tôi hoàn toàn vô dụng trong tình thế này. Vả lại, cà ngàn diễn đàn và mạng lưới khác đang hoạt động tối đa trên khắp phương tiện (ảo và thực) theo mục tiêu mà các bạn muốn tham gia.

Riêng tôi, tôi không muốn mất thì giờ đợi chờ và suy đoán. Tôi mời bạn lên đường theo một hành trình trong suy tưởng của ông già Alan và BCA.

Alan Phan

PS: Tôi hiện cũng khá bận rộn với nhiều việc đang triển khai cho dự án mới. Xin các bạn kiên nhẫn nếu sự chia sẻ này của ông già bị bê trễ.

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

[Sống khỏe] Tiết lộ động trời về trái mãng cầu xiêm, mọi người nên đọc ngay


"Nước ép mãng cầu xiêm (Graviola) có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư cao hơn 1000 lần so với liệu pháp hóa trị."

Kết quả nghiên cứu về loại quả này được đăng trên tờ Journal of Natural Products do một trường Ðại học ở Hàn Quốc thực hiện. Nhưng tại ...sao đến bây giờ chúng ta mới biết điều này? Các tập đoàn lớn bỏ ra mấy chục năm nghiên cứu là vì họ muốn tổng hợp nó thành thuốc để thu lợi nhuận...

Những nghiên cứu về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy đây là công cụ chữa ung thư an toàn, hiệu quả và có sẵn. Nó cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc chống ung thư, nước ép mãng cầu xiêm còn là tác nhân chống vi khuẩn, nhiễm nấm, chống ký sinh trùng đường ruột và giun sán, hạ thấp huyết áp, chống trầm cảm và những rối loạn tinh thần. Những phần khác của cây cũng rất hữu dụng.

Một nghiên cứu gần đây về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy: Loại nước ép này là 1 liệu pháp chữa ung thư an toàn và hiệu quả, hoàn toàn từ thiên nhiên nên không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Giúp bạn thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư hay các bệnh khác. Tăng năng lượng và giúp bạn thấy lạc quan hơn. Thông tin này có làm bạn ngạc nhiên không? Nó đến từ một công ty dược lớn nhất nước Mỹ, và trái mãng cầu xiêm đã là mục tiêu nghiên cứu của hơn 20 phòng thí nghiệm khoa học từ những năm 1970.

Mãng cầu xiêm có tác dụng thần kỳ mà đến giờ chúng ta mới biết

May mắn, có một nhà khoa học bị lương tâm cắn rứt đã làm lộ câu chuyện về “trái cây phép lạ” cho những người có trọng trách trong y tế Mỹ. Khi viện Khoa học Y tế Mỹ nghe tin này, nó bắt đầu truy tìm những công trình nghiên cứu chống ung thư liên quan đến cây Graviola lấy từ khu rùng mưa Amazon của Brazil.

Năm 1976, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về loại cây này và kết quả cho thấy, lá và thân của Graviola tiêu diệt hữu hiệu các tế bào ác tính. Nhưng nghiên cứu vẫn chỉ được lưu hành nội bộ chứ không công bố ra ngoài. Sau đó 20 nghiên cứu độc lập khác của các công ty dược hay viện nghiên cứu ung thư do chính quyền tài trợ đều cho thấy khả năng trị ung thư của Graviola.

Tuy nhiên, vẫn không có ca thử nghiệm nào được tiến hành chính thức tại các bệnh viện. Chỉ đến khi nghiên cứu của Đại học Cơ đốc giáo Hàn Quốc đăng trên tạp san Journal of Natural Products khẳng định một hoá chất trong Graviola đã tiêu diệt các tế nào ung thư ruột nhanh gấp 10.000 lần hoá chất Adriamycin thường dùng trong hoá trị ung thư người ta mới vỡ lẽ. không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Điều quan trọng là không như các hoá chất điều trị ung thư khác, Graviola và nước ép mãng cầu xiêm không hề làm hại gì cho các tế bào khỏe mạnh và không có tác dụng phụ. Người bệnh thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư và các bệnh khác; năng lượng được tăng cường và sống lạc quan hơn.

Một nghiên cứu tại Đại học Purdue University sau đó cũng phát hiện ra lá mãng cầu xiêm có khả năng giết các tế bào ác tính của nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và tuyến tụy. 7 năm im lặng bị phá vỡ. Sự thật được phô bày. Hiện mãng cầu xiêm do thổ dân Brazil trồng hoặc sản phẩm bào chế từ nó đã có mặt nhiều ở Mỹ như một công cụ điều trị và ngăn ngừa ung thư. Một báo cáo đặc biệt có tên Beyond Chemotherapy: New Cancer Killers, Safe as Mother's Milk, do Viện Khoa học Y tế Mỹ công bố về Graviola đã xem loại cây này là “công cụ cách mạng hoá” chống ung thư.

Vì vậy, nếu nhà bạn có vườn rộng và thổ nhưỡng thích hợp, bạn nên trồng một cây mãng cầu xiêm trong sân. Nó sẽ có ích rất nhiều cho bạn và gia đình bạn.

Đã có bao nhiêu người thiệt mạng oan uổng khi công cụ chống ung thư hiệu quả này bị các công ty dược che giấu? Bây giờ bạn đã biết điều này thì hãy nói với những người bị ung thư mà bạn biết, và uống loại nước ép này để bảo vệ chính bạn!

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Phan Bội Châu Và Bia Mộ Hai Con Chó

Ngày 30/ 6/ 1925, Phan Bội Châu trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu; vừa đến ga Bắc Thượng Hải thì bị mật thám Pháp bắt cóc rồi đưa về Hà Nội. Lúc đầu tòa xử chung thân khổ sai nhưng sau vì sợ phản ứng của quần chúng cả nước, phải đổi lại là quản thúc tại gia.

Từ năm 1926 cho đến ngày mất (1940), cụ Phan sống trong căn nhà tranh ở Bến Ngự, Huế.
Ngao ngán nhẽ một đời xả thân vì nước mà ngờ đâu lại có kẻ bội phản, báo thời khắc, lộ trình đi lại của cụ cho mật thám Pháp biết mà bắt cóc tại tô giới của Anh rồi đem về nước xử án. Trong vòng lao lí cụ vẫn không ngừng chí đấu tranh, vẫn viết sách, viết báo để cảnh tỉnh hồn dân tộc.

Chuyện “Lịch sử con Vá” do cụ viết đăng trên tuần báo Trung Kỳ số 14 ngày 15/4/1936 kể chuyện chó để ngụ ngôn cho mọi người thấy chó còn hơn những kẻ mà cụ gọi là “mặt người lòng thú”, những “hạng muông người”. Chuyện con Vá cụ kể chủ yếu nêu cao đức trung nghĩa cùng những thành tích dũng cảm của nó.

Chuyện bắt đầu kể việc trồng bia mộ chó :

“Năm Giáp tuất âm lịch (1934), ngày 21 tháng 5, con chó nhà tôi nuôi tên là Vá nhân mắc bệnh đầu ung từ biệt tôi về với nước chó.

Tôi thương nó. Tôi đắp mồ táng cho nó. Mồ cao rộng một thước tây, ở gần phía dưới chân sinh huyệt của tôi. Ở trên mồ tôi trồng một cái bia cao ước một thước ta. Lòng bia khắc năm chữ rằng: “Nghĩa dũng cẩu chi trủng” và có chua chữ “con Vá” dưới chữ cẩu…

Kể chuyện chó, cụ lại nói đến người :

Tôi làm xong, có khách tới chơi. Khách rầy tôi rằng: Một con chó chết mà ông làm gì lắm việc thế? Đã đắp mồ lại dựng bia khắc chữ, chẳng phải là quá đa sự hay sao? Hay là ông xem chó cũng như người? Nếu quả thế, tôi phải tuyệt giao với ông mới được.

Tôi nói : Thưa bác, xin bác hãy im cho tôi kể. Trên trời dưới đất, ở giữa khoảng trời đất là vạn vật. Theo về bề ngoài, người với chó vẫn khác nhau xa. Nhưng theo về nguyên tắc sinh lý thời người với chó có gì phân biệt; mà sở dĩ phân biệt là chính ở nơi tinh thần. Nếu tinh thần mà mất hết tri giác thì người chẳng phải chó là gì ?...

Cụ Phan vừa kể lại vừa lí luận - đặt ngang chó với người thì kẻ “tinh thần mất hết tri giác” cũng là chó thôi nhưng chắc chắn chưa thể sánh được cùng con Vá, bởi Vá của cụ là tấm gương “dũng” với bao nhiêu những hành động can đảm : một mình chiến đấu với bầy dê đực hơn mười con mà chẳng hề sợ hãi; một mình đánh nhau với cả bầy chó Tây béo tốt… Chiến đấu dũng mãnh với cường địch đến nỗi bị thương mù cả hai mắt…

Kể về “dũng” xong lại kể tiếp về “nghĩa” : 

Còn như về phần “nghĩa” của Vá thì càng khiến cho tôi phải đặc biệt thương nhớ nó quá. Nó ở với tôi suốt tám năm hơn, trong miệng nó cắn người lạ có hơn trăm người, mà nó ghét nhất là những người thình lình vào buồng tôi nằm. Đêm nào nó cũng gác ở trong buồng tôi chẳng khác gì một tên vệ binh của Tào Tháo. Ban đêm đã thế mà ban ngày cũng vậy. Có một ngày kia, giữa buổi trưa tôi không nằm trong buồng; hai tên trò bé, đứa mười tuổi, đứa chín tuổi, lẻn vào buồng lên giường tôi nằm thẳng hai chân xuống. Bỗng Vá thấy được liền lấy miệng kéo chân bọn ấy ra (…). Một ngày kia nó đưa ông bạn tôi là cố Cháu ra ga, giữa đường bị người ta thiết mưu bắt nó, giam nó ở nhà họ từ bảy giờ mai đến tám giờ đêm mới mới thấy Vá chạy về thở ào ào, nằm thim thíp như hình đau mỏi lắm. Tôi lại thăm nó, thấy bên cổ nó còn có sợi dây buộc tròn, chắc là bọn bất nhơn kia đã trói nó riết lắm.

Vá ơi ? mày có nghĩa thật !

Người ta bắt mày là muốn nuôi mày. Chắc là mồi nhử mày biết bao nhiêu thứ ngon. Sao mày bín rín gì nhà ta chỉ có ba hột cơm hút rơi, ba miếng canh rau lạnh, và cứ ở theo ta lấy được, mạo hiểm quên chết, cho trọn chủ tớ với ta, ta thật không thể nào quên được Vá.

Lại có một phen nữa tôi đi lên vườn trên Nam Giao, nó đi theo tôi, tôi đuổi nó về. Đột nhiên mất nó đến bốn ngày. Ai dè tảng sáng ngày thứ năm sắc trời còn lờ mờ, người trong nhà ngủ chưa dậy, vỗ đầu nó thấy nó tiều tụy lạ thường chắc là ba bốn ngày nó không ăn một hột cơm nào. Người xưa có câu “Chó Nghiêu không ăn cơm Chích” e cũng có lẽ. Tôi vì thế mà càng đặc biệt thương yêu nó. Chẳng những thế, từ năm kia tôi nuôi một mụ ở; mụ này tuổi ngoài bốn mươi mà tính tham lam cũng phi thường. Có một đêm, mụ rình buổi tôi ngủ say, biết được bao giấy ở trong mình tôi, rình lẻn vào buồng, thò tay vào trong áo tôi vừa lần được bao giấy ra thì Vá ở dưới giường làm một tiếng “hộc” rất to, chụp vào chân mụ, mụ phải vứt bao giấy chạy mau ; tôi thột dậy thì bao giấy tôi đã chạy xuống chân giường.

(…) Trong lịch sử Vá có nhiều chuyện như thế kể không hết. Duy có một việc này thì trong chủng tộc chó e con Vá là “độc nhất vô nhị” là nó hễ thấy đồ ăn ở ngoài đường hay chỗ nào mà không phải trong tay chủ nhà nó cho ăn thời nó nhất định không chịu ăn. Chó nhà tôi nuôi đồng thời có ba con, hai con chúng bã chết, duy con Vá chẳng bao giờ mắc bã. Mấy ông trộm ở xung quanh cứ hết sức bã nó, bã mãi bã hoài mà không bã được nó, vậy nên Vá mới sống được đến ngày nay…

Kể về “dũng” và “nghĩa” của Vá xong cụ Phan kết thúc :

“Giá như người làm tôi dân một nước, vừa dũng, vừa nghĩa, vừa khôn, thảy hết sức giữ nước, cũng in như con Vá giữ nhà thời từ xưa đến nay làm gì có vong quốc sử nữa ư ?...

Vậy là kể chuyện chó để nói đến điều xa xôi, to tát hơn. Kể chó là để nói tới người mà người đây là người dân Việt lúc này đang chịu đè nén dưới cường quyền, muốn thoát thì không chỉ có nghĩa, có dũng mà cần phải có cả trí nữa.

Câu chuyện trên năm 1992 được in lại trong Phan Bội Châu toàn tập; tập 4 ; NXB Thuận Hóa do GS. Chương Thâu sưu tầm và biên soạn.. Cả bộ sách đã tập trung được gần hết tác phẩm của cụ Phan từ rất nhiều nguồn : từ những đề từ, những câu đối quốc ngữ, chữ Nôm, chữ Hán, những bài thơ ngâm vịnh, các bài văn nghị luận cho đến cả những bài phú, biểu, tán, văn bia, các truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi kí, tự truyện, các nghiên cứu về Chu Dịch… trên báo chí hoặc rải rác khắp trong quần chúng và các nhà Nho còn lưu giữ được… Tất cả được gom lại trong cả thảy 10 tập, hơn 4.000 trang. Thật là một công trình dày công phu, nhiều tâm huyết.

NHỮNG TẤM BIA MỘ CHÓ CỦA CỤ PHAN
ĐÃ LƯU DANH VÀO SỬ SÁCH

Đến Huế, về thăm mộ cụ Phan : phía dưới chân mộ nhà chí sĩ là 6 tấm bia mộ của hai con chó “nghĩa- dũng” và “nhân-trí” của cụ :

1- NGHĨA DŨNG CẨU (con Vá) :











Phiên âm: Nghĩa Dũng cẩu (con Vá ) chi trủng.

“Duy dũng dã, kiến cường tắc đấu ; duy nghĩa dã, tận trung ư chủ. Ngôn giả đa, hành hãn cấu. Nhân thả nhiên, huống ư cẩu. Ư duy nhữ mang, nãi kiêm nhi hữu. Khởi nhược thuỳ tai , diện nhân tâm thú. Dụng thị thê nhiên, thụ bi nhữ mộ.”

GS. Chương Thâu tác giả “Phan Bội Châu toàn tập” - tập 6, trang 405 - NXB Thuận Hóa 1992, đã đọc nhầm mất 02 chữ (có gạch chân) :

a/…Ngôn giả đa, hành hãn hữu

(đúng ra là : …Ngôn giả đa hành hãn cấu. Chữ 覯 (cấu) ở cuối câu nghĩa là gặp được. Nghĩa cả câu này: Kẻ nói được thì nhiều nhưng kẻ làm được thì ít gặp).

b/…Ư duy nhữ Vá nãi kiêm nhi hữu…

( đúng ra là :…Ư duy nhữ mang nãi kiêm nhi hữu. Nghĩa là : Chỉ có mày là kiêm được cả (vừa NGHĨA lại vừa DŨNG).

Giữa câu không phải là chữ Vá mà là chữ mang ( 庬 ) nghĩa là lẫn lộn(Khác hẳn với “Vá” thuộc Nôm phải viết là 播 hoặc . Hơn nữa nếu đặt chữ “ Vá ” vào đây làm chủ ngữ thì câu trở nên sai về cấu trúc ngữ pháp). 

Bia quốc ngữ (cụ Phan dịch nghĩa) :

“Vì có dũng, nên liều chết phấn đấu; vì có nghĩa, nên trung thành với chủ. Nói thời dễ, làm thiệt khó; người còn vậy, huống gì chó !

Ôi ! Con Vá nầy, đủ hai đức đó, há như ai kia, mặt người lòng thú, nghĩ thế mà đau, dựng bia mộ nó.”

Theo lời kể của “Lịch sử con Vá” trên báo thì thoạt đầu cụ Phan chỉ cho trồng bia một tấm, về sau chắc là cụ đã viết và cho khắc thêm hai tấm nữa, một bằng chữ Hán, một khắc bằng quốc ngữ kể công trạng của Vá. 

Sống trơ trọi không vợ con, không họ hàng thân thích. Mất con Vá, cụ Phan đau xót lắm. Vá chết năm 1934 ; ba năm sau lại chết thêm con Ky; cụ Phan cũng lập bia mộ cho nó. Mặc dù Ky không được cụ viết lịch sử lên báo như Vá nhưng xem mấy dòng ghi năm tháng cuối bia thì ta biết được Ky chết vào năm Đinh sửu (1937).

2- NHÂN TRÍ CẨU (con Ky) :










Phiên âm: Nhân Trí cẩu ( Ky ) chi trủng.

“Cận nhân giả, thường bần vu trí. Cận trí giả, thường bạc ư nhân. Nhân trí lưỡng bị, nan hĩ tai ! Hà vật súc nhân, nãi kiêm nhi hữu.

Đồng sự nhất chủ, tắc cốt nhục thị chi, vô miêu cẩu chi giới, nhân dã ! Kiến phi kì chủ, tắc cừu địch thị chi, hoá lợi bất năng nhị , trí dã.

Nhân thả trí, nhữ vật nhi nhiên. Thiên hồ ! Thiên hồ ! Nhữ nãi bất thọ ! Viên lặc sở cảm ư nhữ mộ. Bỉ nhân nhi thú giả, thị nhữ đương hà như.

Nam lịch Đinh Sửu nguyệt nhật. Chủ nhân Sào Nam chí.”

Sách “Phan Bội Châu toàn tập” (tập 6, trang 406 ) đã phiên âm bia này nhầm thêm 02 chữ nữa:

a/ …cận trí giả thường bần ư nhân

(đúng ra là : …cận trí giả thường bạc ư nhân . Nghĩa là : Kẻ gần với trí thì thường ít nhân).

b/…Nhữ nãi bất thọ. Thụ lặc sở cảm ư nhữ mộ…

(đúng ra là : Nhữ nãi bất thọ ; viên lặc sở cảm ư nhữ mộ… Nghĩa là :Mày chẳng được thọ; ta bèn viết lời thương cảm trên mộ mày.)

Bia quốc ngữ ( cụ Phan dịch nghĩa) :

Người hơi có đức nhân thường kém về phần trí ; người hơi có đức trí thường kém về phần nhân; vừa trí vừa nhân thiệt là hiếm thấy; ai ngờ con KY nầy lại đủ hai đức ấy.

Chung nhau thờ một chủ thời xem là anh em, chẳng bao giờ như mèo với chó thiệt là nhân đó.

Thấy không phải chủ thời xem bằng cừu thù, chẳng bao giờ vì miếng ngon dẫn dụ thiệt là trí đó.

Trí vừa nhân, nhân vừa trí, trong giống súc mà người, e đến mầy mới thấy.

Mầy sao vội chết !

Hỡi trời ! Hỡi trời !

Lòng ta đau đớn, phải tạc mấy lời.

Đau đớn quá ! Đau đớn quá !

Kia những hàng muông người.

Bia công trạng của Ky viết dài hơn bia của Vá và cũng là những lời ca ngợi chó để so với loại mặt người dạ thú : “…Nhân thả trí, nhữ vật nhi nhiên. Thiên hồ ! Thiên hồ ! Nhữ nãi bất thọ ! Viên lặc sở cảm ư nhữ mộ. Bỉ nhân nhi thú giả, thị nhữ đương hà như.”

( Nhân mà trí, loài vật như mày lại được như thế! Trời ơi! Trời ơi!. Mày chẳng được thọ; ta bèn viết lời thương cảm trên mộ mày. Ai kia là người mà lại là thú đấy, chẳng thể sánh với mày được.)

Xem thế, tâm trạng của cụ Phan trong những năm sống hẩm hút ở căn nhà tranh bến Ngự ấy là hết sức cay đắng trước thói đen bạc của đời. Cụ xả thân cho xã hội mà đáp lại là những kẻ mặt người lòng thú luôn rình rập để mưu hại : kẻ đã bán cụ cho Pháp, kẻ lại theo lệnh Tây luôn ngó nghiêng do thám quanh nhà.

Xem mấy bia mộ chó của cụ Phan ta trộm nghĩ rằng phải chăng trên cõi đời này có nhiều kẻ chưa thể sánh được với Ki và Vá - chưa sánh được cả về tư cách lẫn cả cuộc đời, hành trạng ./.

Sưu tầm (Kiến Thức Ngày Nay Số 724 Ngày 20. 9. 2010 ).

Ngày Mồng Năm Tháng Năm ở miền Trung


Rượu nếp, bánh tro ngày mồng 5 tháng năm Âm lịch
Rượu nếp, bánh tro ngày mồng 5 tháng năm Âm lịch
Courtesy Văn cúng cổ truyền
Khác quan niệm của người Trung Quốc, với người Việt Nam, tết Đoan Ngọ là một cái Tết diệt những sâu bọ có hại và đón ánh sáng mạnh nhất trong năm để tích tụ dương khí mà đối phó với mùa Đông phía trước. Tết Đoan Ngọ trùng với ngày Hạ Chí, đây cũng là dịp người ta rủ nhau vào rừng hoặc ra đồng nội để hái lá thuốc, phơi và cất dành.
Tuy nhiên, vẫn còn số đông người dân chưa hiểu về Tết Đoan Ngọ và nhầm lẫn nó với ngày Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc, cho rằng đây là dịp cúng kính, tưởng nhớ đến nhà thơ Khuất Nguyên đã trầm mình xuống dòng Mịch La vì bị kẻ gian thần dưới triều Sở Hoài Vương hãm hại. Vậy thực hư câu chuyện như thế nào?
Ai cúng? Ai không?
Một người chuyên nghiên cứu về văn hóa dân gian ở miền Trung Việt Nam, yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Ngày mồng Năm có người làm, có người không vậy đó, có vùng họ đâu có Tết Đoan Ngọ đâu. Ở vùng này họ bình thường lắm, họ cúng trái cây, bánh tro.. khồng đồng đều. Có thể ảnh hưởng văn hóa Chăm, vì giao thoa hài hòa giữa Chăm – Việt. Có nhà họ cúng kính, con cái về, có người thì cũng vô tư.”
Theo ông, Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam vốn có từ lâu đời, đương nhiên là ban đầu ảnh hưởng Trung Hoa bởi âm lịch Việt Nam vẫn đang sử dụng là lịch Tàu. Tuy nhiên, ngày Mồng Năm Tháng Năm ở Việt Nam đã biến thể rất nhiều theo phong tục, tập quán của người Việt, ngay cả cái tên gọi là ngày Mồng Năm Tháng Năm chứ không phài gọi bằng Tết Đoan Ngọ cũng đủ cho thấy sự biến chuyển từ hình thức đến nội dung của nó.
Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam vốn có từ lâu đời, đương nhiên là ban đầu ảnh hưởng Trung Hoa bởi âm lịch VN vẫn đang sử dụng là lịch Tàu. Tuy nhiên, ngày Mồng Năm Tháng Năm ở VN đã biến thể rất nhiều theo phong tục, tập quán của người Việt, ngay cả cái tên gọi là ngày Mồng Năm Tháng Năm chứ không phài gọi bằng Tết Đoan Ngọ
Đặc biệt, kể từ khi những người Minh Hương ‘phản Thanh phục Minh’ sang cư trú tại Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ lại một lần nữa biến thể theo hướng đa dạng và nhiều màu sắc hơn. Bởi, với người Việt, ban đầu chỉ biết ngày Mồng Năm Tháng Năm là ngày diệt sâu bọ, ngày hái lá thuốc chữa bệnh chứ ít ai, thậm chí là không có người nào biết đến nhà thơ Khuất Nguyên, trừ những vị thâm Nho.
Hái lá cây ngày Mồng Năm từ núi cao về chợ bán. RFA
Hái lá cây ngày Mồng Năm từ núi cao về chợ bán. RFA
Mãi đến khi người Minh Hương đón tết Đoan Ngọ của họ bằng những chiếc bánh quấn chỉ xanh chỉ đỏ và những vốc gạo vãi xuống sông, dân gian người Việt mới biết thêm rằng có một nhà thơ yêu nước tên Khuất Nguyên, sống ở nước Sở, luôn canh cánh trong lòng nỗi lo trước sự bành trướng của nước Tần, đã nhiều lần khuyên Sở Hoài Vương hãy lo liên minh với các nước khác để phòng khi bị nước Tần xâm lăng.
Thay vì nghe theo lời Khuất Nguyên, Sở Hoài Vương nghe theo gian thần, những kẻ làm nội ứng cho nước Tần đã khuyên Sở Hoài Vương liên kết với nước Tần để củng cố sức mạnh. Hậu quả của việc này là chẳng bao lâu sau khi kết nghĩa làm chư hầu với Tần, nước Tần bất ngờ xua quân sang đánh nước Sở và lấy nước Sở trong chốc lát. Quá đau khổ trước cảnh nước mất nhà tan, Khuất Nguyên đã trầm mình xuống dòng Mịch La. Người đời sau cảm kích tấm lòng trung quân ái quốc của ông, đã lấy ngày mất của ông làm ngày giỗ chung của dân tộc Trung Hoa, tức ngày Mồng Năm Tháng Năm.
Sau khi kết nghĩa làm chư hầu với Tần, nước Tần bất ngờ xua quân sang đánh nước Sở và lấy nước Sở trong chốc lát. Quá đau khổ trước cảnh nước mất nhà tan, Khuất Nguyên đã trầm mình xuống dòng Mịch La. Người đời sau cảm kích tấm lòng trung quân ái quốc của ông, đã lấy ngày mất của ông làm ngày giỗ chung của dân tộc Trung Hoa, tức ngày Mồng Năm Tháng Năm
Đương nhiên câu chuyện mang tính truyền thuyết nhiều hơn là lịch sử. Nhưng dẫu sao, tấm lòng của Khuất Nguyên cũng có một mối tương giao đối với người Việt Nam hiện tại, những suy nghĩ của ông về quốc gia, dân tộc vẫn không hề cũ đối với những nhà yêu nước ở Việt Nam hiện nay và câu chuyện của ông lại có nét na ná câu chuyện của giới sĩ phu yêu nước trong lúc này.
Và hiện tại, người Việt đón Tết Đoan Ngọ thường mang ý nghĩa kép, vừa là ngày diệt sâu bọ có hại, đón khí dương của năm và tưởng nhớ ông bà, tổ tiên lại vừa là ngày kỉ niệm một nhà yêu nước ở một xứ xa xôi đã trầm mình để giữ khí tiết của một kẻ sĩ yêu dân tộc, yêu quốc gia. Nếu chỉ xét về mặt ái quốc, đương nhiên Khuất Nguyên là người xứng đáng để các nhà yêu nước tại Việt Nam đồng cảm và đốt một nén nhang cầu nguyện ông được mỉm cười nơi chín suối.
Bán vịt ngày Mồng Bốn Tháng Năm
Bán vịt ngày Mồng Bốn Tháng Năm
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người không hiểu gì về ngày Mồng Năm Tháng Năm nên xem đó là ngày Tết của Trung Quốc và mặc nhiên cúng kính vì nghĩ rằng mọi thứ văn hóa của Việt Nam đều do ảnh hưởng và thừa kế của Trung Quốc.
Nhầm lẫn tập thể
Một người tên Trung, chia sẻ quan điểm: “Kinh tế hay kinh tế chính trị cũng không ảnh hưởng gì đến ngày Mồng Năm tháng Năm, bình thường của cuộc sống mà. Trước tiên thì theo tục lệ của ông bà mình, ngày này cũng là ngày kỷ niệm một vị thầy thuốc của Trung Quốc bên thuốc Nam. Ngày này cũng là ngày nắng ráo, có sinh khí của trời đất tụ trong vị thuốc để đi hái thuốc. Nhưng giờ nhân sinh cũng ít đi hái thuốc ngày Mồng Năm rồi, mấy năm sau này cũng bị mai mọt, phần lớn là do văn hóa phương Tây tràn ngập nhiều.”
Theo ông Trung, Tết Đoan Ngọ là Tết hái lá thuốc do một người Trung Hoa xa xưa đã sang nước Nam để hái lá thuốc chữa bệnh cho dân Việt và bị chết trên núi, nhân dân tưởng nhớ công đức cứu nhân độ thế của ông nên đã dành ngày này để cúng kính ông. Và không riêng gì ông Trung nghĩ như vậy, phần đông các nông dân đều quan niệm về ngày Mồng Năm Tháng Năm giống như ông Trung. Và khi hỏi về gốc gác câu chuyện, họ chỉ nói là nghe ông bà xưa nói như thế.
Một người Huế đang sống tại Quảng Ngãi, chuyên nghiên cứu về Trung Thiên Dịch của cụ Trần Cao Vân và Thái Ất Thần Kinh của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm chia sẻ với chúng tôi rằng theo chỗ ông hiểu thì ngày Mồng Năm Tháng Năm là Tết của người Việt, một cái tết mang tính thiên văn, địa lý. Bởi vì ngày Mồng Năm Tháng Năm cũng là ngày Hạ Chí, những dân tộc thiên về âm dương ngũ hành như Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam đều xem đây là ngày Tiết, ngày của thời tiết và khí trời hơn là Tết, nếu đọc đúng thì phải đọc là Tiết Đoan Ngọ.
Sai lầm lớn nhất của nhiều người nằm ở chỗ hoặc là bài trừ hoặc là sùng tín ngày Mồng Năm Tháng Năm. Vì bài trừ thì dẫn đến cực đoan và phủ nhận sự phong phú của Việt Tộc. Còn sùng bái thì dễ dẫn đến nghi thức tâm linh và xem đây là ngày tưởng nhớ, tưởng niệm một ông Tàu nào đó, cả hai hành vi này khác xa với việc vui chơi ngày mùa và diệt sâu bọ, đón chào luồng khí dương của năm để làm ăn
Ông nói thêm: “Gọi là nhân dịp Tiết Đoan Ngọ thì mình cúng thôi, có gì cúng đó, không thì thôi! Cúng tổ tiên, ông bà mình, đất đai, nương vườn nhà mình. Làm một mâm cúng trong nhà, van vái như nhân dịp Tiết Đoan Ngọ, ngày mồng năm tháng năm, con tên gì đó, vợ con tên gì đó.. có làm mâm cơm để cúng đất đai, nương vườn, nhà cửa, cầu mong Ơn Trên phù hộ, giúp đỡ làm ăn bình thường, sức khỏe, bình an, bình an với bình thường là được rồi, tấn tài tấn lộc thì càng tốt!”
Và theo ông, sai lầm lớn nhất của nhiều người nằm ở chỗ hoặc là bài trừ hoặc là sùng tín ngày Mồng Năm Tháng Năm. Vì bài trừ thì dẫn đến cực đoan và phủ nhận sự phong phú của Việt Tộc. Còn sùng bái thì dễ dẫn đến nghi thức tâm linh và xem đây là ngày tưởng nhớ, tưởng niệm một ông Tàu nào đó, cả hai hành vi này khác xa với việc vui chơi ngày mùa và diệt sâu bọ, đón chào luồng khí dương của năm để làm ăn.
Theo ông phán đoán, mọi câu chuyện tưởng như là dị bản về ngày Mồng Năm Tháng Năm trong dân gian mới nghe tưởng như là qui luật dị bản của văn hóa dân gian nhưng thực chất là có chủ ý của những nước có ý đồ bành trướng văn hóa để tiếp tục bành trướng những lĩnh vực khác. Và cần có một sự giải thích cũng như phổ biến sâu rộng về ngày Mồng Năm Tháng Năm của người Việt để tránh ngộ nhận tập thể.
Ngày Mồng Năm tháng Năm của người Việt năm nay khác xa mọi năm, bởi ở một số nơi, người dân quyết tâm bài trừ ngày này để phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển Đông. Nhưng cũng có một số nơi tổ chức tương niệm Khuất Nguyên như một sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
(ST)