Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Cà phê Trung Nguyên (từ Việt Nam): dối trá và độc hại




Cách đây ít lâu, người viết bài tình cờ đọc được một nghiên cứu thị trường, trong đó nói rằng người Việt Nam rất tự hào là có một ly cà phê “đậm, đắng, đặc quẹo mà người nước ngoài không uống được

Thế nhưng, họ không biết rằng niềm tự hào của họ được xây từ những điều dối trá.

Để mở đầu, tôi có thể nói sơ lược như sau: về nguyên thuỷ thì ly cà phê thường được uống nóng. Rồi dân ta, đặc biệt dân Nam, với thói quen thưởng thức dễ dãi của mình, chuyển qua uống đá . Từ đây, loại cà phê nguyên chất không còn được ưa chuộng nữa: trong nước đá, nó loãng ra và không đủ đắng, còn mùi hương thì bị ức chế bởi nhiệt độ thấp.

Nhưng cuối cùng, Trung Nguyên đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê Việt Nam, với việc cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện pháp hết sức rẻ tiền và hiệu quả.

Thêm vào đó, cà phê Trung Nguyên đã tiên phong trên con đường trộn hương nhân tạo nồng độ cao vào cà phê để tăng hương. Xét về mặt sức khoẻ, điều này cũng không hại lắm, nếu như không có mặt của một chất cầm hương, đó là gelatin. Vốn dĩ gelatin được sản xuất từ da và xương trâu – bò, và đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm thì rất đắt, nên cà phê Trung Nguyên đã xử dụng gelatin Trung Quốc làm nền cầm hương.

Và thứ này thì hiển nhiên là không dùng được cho thực phẩm, vì nó chứa rất nhiều preservatives.

Thế nhưng, những điều đó của riêng Trung Nguyên thì không có gì đáng nói. Điều đáng nói là khi ly cà phê cà phê Trung Nguyên được coi là tiêu chuẩn, thì tất cả các cơ sở sản xuất cà phê khác đều noi theo tấm gương sáng này, nếu không thì không bán được.

Và như thế, không ngoa khi nói rằng, cà phê Trung Nguyên đã đẩy ly cà phê Việt vào một ngõ cụt dối trá.

P/S: Nếu bạn không tin, cứ dùng phin pha một ly cà phê cà phê Trung Nguyên bằng nước lạnh, rồi nếm thử cà phê nước ấy xem có vị gì.

Ký ninh từ lâu đã được dùng gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn. Tuy nhiên, lượng ký ninh được xử dụng trong cà phê cà phê Trung Nguyên nói riêng và tất cả cà phê ở Việt Nam nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g~ 0,002g cho mỗi phin.

Ở mức này, thì việc uống cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độ ký ninh, bao gồm dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm sức nghe và nhiều triệu chứng phụ kèm khác.

Còn chuyện bạn hỏi về “tại sao không có ai lên tiếng” – well, Chi cục Y tế dự phòng Đaklak biết rõ mọi chuyện này – nhưng ở Việt Nam nói chung trong mọi vấn đề đều rất khó lên tiếng, và luôn luôn có một kênh nào đó để “bịt”. Cho nên, điều nhỏ nhất mà tôi nghĩ có thể làm được là tự mình không uống cà phê, và khuyến khích những người mình biết không uống cà phê.

Tôi chỉ nói những gì tôi chắc chắn hiểu rõ. Tôi không có ý vơ đũa cả nắm. Và cũng hy vọng các bạn không nghĩ thế .

Nhưng về sự giả dối trong ly cà phê Việt Nam, có lẽ các bạn cần hiểu rõ hơn một chút.

So với cách uống cà phê ở phương Tây, thì ly cà phê Việt được uống theo kiểu dễ dãi: cứ mỗi phin cà phê pha ra khoảng 40 ml, được đổ vào một ly nước đá khoảng 180 ml.

Một ly cà phê nguyên chất không đủ đắng để có thể cảm nhận được vị đắng trong chừng ấy nước đá. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự bay hơi của hương cà phê tự nhiên. Và cảm quan nó không đủ độ sánh để không bị tan loãng ra trong chừng ấy nước đá.

Cho nên, trước Trung Nguyên từ lâu, thì cách hoàn thiện một ly cà phê đá đã bao gồm 3 việc: tăng đắng cho cà phê, tăng mùi hương cho cà phê, và tăng độ sánh cho cà phê.

Cách chế biến như sau: Để tăng đắng, người ta thường dùng hạt cau rang. Để tăng mùi, người ta thường dùng nước mắm nhĩ. Còn để tăng độ sánh, người ta dùng đường nấu ra caramel.

Trung Nguyên chỉ là nhà sản xuất đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất, và biến nó thành chuẩn “cà phê ngon” mà thôi.

Điều đáng nói nhất là khi nó đã thành chuẩn, thì sự giả dối nghiễm nhiên thành chân.

Về phía các nơi sản xuất, thì họ nghĩ – khi những chỉ tiêu chất lượng quan trọng bậc nhất của cà phê – độ đắng, mùi hương, độ sánh – đều là hàng giả, thì việc gì họ phải dùng cà phê thật làm gì?

Về phía người uống, khi đã quen với thuốc ký ninh và đường caramel, họ mất khả năng thưởng thức cà phê ngon thực sự. Và tôi tin chắc rằng, nếu được uống một ly cà phê Blue Mountains hay Hawaii Kona, họ sẽ chửi thề.

Và thế người Việt, đa số, đều gật gù trước một ly nước màu đen, pha từ đậu nành hay bắp rang, trộn với caramel, hương liệu, thuốc ký ninh và nghĩ rằng họ đang uống thứ cà phê ” có văn hoá đặc biệt nhất “.

Đến đây chính là một ngõ cụt – Ngõ cụt dối trá.

Câu hỏi cuối – chính xác ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng đó? Sự dễ dãi của người uống? Sự xu thời của Trung Nguyên? Hay là trình độ quản lý chất lượng thực phẩm của Nhà nước ?

P/S: Một điểm cuối , bạn uống ly cà phê Việt, cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê như bạn vẫn nghĩ.

TTN

THEO SỐNG NEWS

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Không Gian Lẹo - Trương Duy Nhất


Cặp tình nhân chó mắc lẹo góc phố. Mấy ả vịt gà xoẹt ngang thẹn thùng dang cánh lên che mặt. Anh chó láng giềng cũng ra chiều xấu hổ, xoay đít ra phố, mắt nhắm nghiền gác mõm vào tường.

Đám ruồi nhặng vốn vo ve bám đầy nơi gốc cây vỉa hè cũng đột nhiên bay biến. Dường như chúng không muốn làm vấy bẩn cái... không gian lẹo tình của chó.

Bên kia đường, một gã điên ló cái đầu núp sau bụi cây, ưỡn người cong rạp xuống mặt đường dòm trộm vẻ thích thú. Thỉnh thoảng lão cười rú lên một tràng khiến cặp tình nhân chó giật bắn mình.

Mấy đứa trẻ, tay cắp cặp, cổ đeo khăn quàng đỏ lướt qua. Một, hai, ba rồi cả đám dừng lại, vốc đá ném đôi chó mắc lẹo rồi... bỏ chạy.

Con chó cái quay mặt cúi gằm vào đít anh chàng. Hình như nó khóc. Thằng chó đực phe phẩy cái đuôi như an ủi, rồi tức khí lao theo gã tâm thần cùng đám trẻ.

Vẫn dính lẹo, vừa kéo xềnh xệch nhau, vừa lao theo, nghếch mõm lên sủa: đồ.... con.... người!


Ai còn 'ghiền' chiếc võng bố?

Trước những năm 2000, ở quê tôi nhà nào ít nhất cũng có một chiếc võng bện bằng dây bố. Bố rất dễ trồng, chỉ cần gieo ít hạt ở một góc vườn gặp mưa xuống là bố nảy mầm rồi lớn nhanh như thổi.

Bố cao tới 3 mét mới gọi là già, người ta chặt cả cây bỏ một đoạn phần ngọn đem ngâm dưới đìa vài ba đêm để vỏ bố tách khỏi thân cho dễ lột. Vỏ bố được thắt lại từng chít, căng cây sào vắt lên phơi, đến khi thật khô thì đem chẻ thành sợi nhỏ như những cái tăm nhang dài nhằng, bấy giờ mới đánh săn hàng chục sợi lại với nhau thành ‘nuộc’ (dây) võng.




Dây bố dùng để đan võng

Bà nội tôi có nghề bện võng từ hồi tôi còn nhỏ xíu, gọi là nghề nhưng chỉ làm tranh thủ buổi trời mưa, lúc nông nhàn hoặc những đêm trăng khó ngủ và có sự giúp sức tích cực của mẹ tôi. Ấy vậy mà bà bảo cũng đủ đồng mắm, đồng muối, thậm trí về những tháng giáp hạt còn chạy đủ gạo nuôi 7 miệng ăn cả con lẫn cháu.

Bện võng bố tưởng chừng như đơn giản, song nó đòi hỏi ở mức độ khéo tay và khá dày công sáng tạo chứ không phải ai cũng làm được. Gần như hàng trăm sợi nuộc to, nhỏ đều phải mịn màng không xù lông, không tụt mối. Nút thắt của từng mắt võng phải thật khéo léo không xộc xệch, đặc biệt 100 cái mắt phải đều cả trăm thì khi giăng lên võng mới cân đối.

Võng của bà chuyên bán cho mối đến tận nhà mua. Nghe nói họ đem xuống tận Sài gòn và miền Tây Nam bộ bán cho dân nhà giàu lãi nhiều chứ không tiêu thụ ở các chợ trong tỉnh. Nội làm cho tôi cái võng vừa vặn với cái tuổi lên 9 lúc bấy giờ. Nuộc võng thoạt nhìn rất mảnh mai, nhưng từng sợi nuộc săn chắc, ấy vậy mà nằm rất êm chứ không phải đau mình như tôi thoạt tưởng. Nội bảo, võng này nằm có đến 7 năm, qủa tình khi tôi bỏ võng bởi đã vừa chật, vừa ngắn rồi thì hai đứa em kế mỗi đứa cũng nằm đủ 2 năm võng mới rách đáy, chứ dây hai bên thân của võng vẫn còn nguyên.



Đan võng. Hình minh hoạ. Nguồn: hoianworldheritage.org.com

Nội tôi mất, mẹ tôi tiếp tục nối nghề, có điều sau này không còn mối đến đặt hàng nữa vì người thành phố đã có võng dây dù, võng vải nhẹ nhàng, gọn ghẽ hơn. Nhưng mỗi tháng mẹ tôi cũng bện được 3-4 cái bán cho người trong xóm, ngoài làng, thậm trí không ít ông già, bà cả từ xã khác sang mua.

Năm chị em tôi ai cũng thuộc diện ‘dân ghiền võng’, mẹ bện cho mỗi người một cái tuỳ vào sức vóc mỗi người, hễ làm thì thôi chứ rảnh cái là tụi tôi nhảy ngay lên võng đưa vắt vẻo. 

Tuổi thơ chúng tôi gắn với cái võng tưởng như không thể tách rời. Võng cùng chúng tôi học bài, ru chúng tôi ngủ giữa trưa hè, góp phần xua đuổi muỗi lúc đêm khuya. Võng còn theo chúng tôi xuống hầm trú ẩn để tránh những trận đổ bom, vãi đạn. Còn một điều thiêng liêng hơn cả là những chiếc võng bố ấy do chính bàn tay, mồ hôi, công sức của nội, của mẹ tôi tạo ra ngay từ khi nó còn là những hột bố nhỏ xíu…

Đã có một thời người ta quên dùng võng bố bởi họ chê nó thô kệch, thế nhưng mới đây đến một khu du lịch sinh thái nọ tôi thấy những ông Tây, bà Đầm thích vắt vẻo trên chiếc võng bố hơn là ngồi trên ghế, trên đu hay trên võng bằng dây ny lon…



Du khách nước ngoài thích nằm võng hơn ngồi ghế. Hình minh hoạ. Nguồn: danong.com

Dĩ nhiên là võng ở đây có cải cách theo thời, mảnh mai hơn, nhỏ gọn hơn. Có ông, có bà người ngoại quốc còn vạch từng sợi nuộc ra để khám phá nguyên liệu làm võng, song chắc hẳn họ không thể biết đích xác đó là loại cây gì bởi bên nước họ chưa chắc đã có cây bố.

Cô con gái của chị bạn tôi ở Sài Gòn kể với tôi rằng ông bà nội cô hiện đang định cư bên Mỹ, cứ đều đặn hai năm một lần cô phải gởi 2 cái võng bố qua. Cô còn quả quyết rằng việc con cháu ở quê gởi võng ra nước ngoài là chuyện thường tình. Một anh bạn đồng niên với tôi đi Pháp về cũng khẳng định võng bố bên Pháp có nhiều trong những gia đình Việt kiều.

Chuyện ấy cũng chẳng có gì là lạ, bởi tiếng kẽo kẹt của chiếc võng cổ truyền nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Vì lẽ đó mà có đi xa đến mấy được nghe tiếng võng cũng phần nào an ủi họ bớt nhớ quê hương nơi họ đã chôn nhau, cắt rốn.

(Người Việt)