Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Lão giáo sư "Mào gà": Vũ Khiêu


Vũ Khiêu

Dân và Quan Việt Nam mình rất háo danh, chuộng những sự phù hoa lắm lắm. Các tỉnh đua nhau đề nghị Chính phủ cho lập hồ sơ U Nét Cô. Nào là đàn ca sáo nhị, nào là thành quách lâu đài, nào là vịnh lớn biển sâu, nào là mộc bản thạch bi, đến cả tâm linh tín ngưỡng tổ tiên cũng đem ra đua chen đưa đi thi thố. 

Khác với tổ tiên ta, bây giờ người ta thích cái gì cũng to và dài, cái gì cũng thích đưa vào kỷ lục Ghi -nét. Nào chùa Bái Đính với 7 kỹ lục. Nào bánh chưng, bát miến, chai rượu cúng Tổ. Đua nhau! Mà bên đám Phật giáo cũng thế, rất chuộng hư danh, đua nhau thích lớn thích dài thích to thích hoành. 

Mấy năm trước đã rộn rịp chuyện chọn Quốc hoa và Quốc phục. Quốc phục thì chọn áo dài khăn đóng. Có cái sẵn có là Quốc Khố sao không chọn làm Quốc phục nhỉ? Sao không đưa cái Yếm (cái cooc-xê) hay cái Khố (cái sịp) đi ứng cử di sản thế giới? 

Vụ chọn Quốc hoa, thì có cụ Vũ Khiêu, là một nhà tuyên huấn lão thành tuổi ngoài chín chục cũng quan tâm rất hăm hở. Không hiểu cụ có duyên có nợ gì với hoa Mào Gà mà cụ lại toan đề cử HOA MÀO GÀ làm Quốc hoa. Mặc dù cụ là bậc già cả trong giới bút mực, cánh phóng viên vẫn căn văn cụ xem tại sao cụ chọn hoa đó làm Quốc hoa. Thì đây, ý cụ thế này:

Hoa mào gà có điều gì đặc biệt mà ông muốn nó trở thành Quốc hoa?

Hoa mào gà được trồng nhiều ở nông thôn, gần gũi với người dân. Hoa tượng trưng cho con gà trống, được yêu quý trên đất nước ta. Trong dân ta có câu “Xưa nay gà trống vẫn anh hùng/ Cất tiếng chào đời thế giới rung”. Sáng sớm gà trống cất tiếng gáy, gọi mọi người thức dậy và làm rung động cả thế giới.

Hình tượng gà trống tiêu biểu cho một khí thế anh hùng. Bất cứ con vật nào xâm chiếm lãnh thổ, nó đều chiến đấu bảo vệ đến cùng. Trong một đàn gà thì gà trống bao giờ cũng đứng đầu đàn, nếu nó kiếm ăn được, nó đều kêu gọi đàn gà con, gà mái đến ăn. (Nguồn: Khampha.vn).


Cháu là Tễu, xin phản biện cụ tý, cụ nhé:

1- Cụ bảo: "Hoa mào gà được trồng nhiều ở nông thôn, gần gũi với người dân". Cụ nói thế nào chứ, quê cháu và nhiều nơi cháu đi qua, chẳng mấy khi gặp hoa mào gà.

2- Trong dân ta có câu “Xưa nay gà trống vẫn anh hùng/ Cất tiếng chào đời thế giới rung”. Câu này cháu cũng chưa nghe thấy bao giờ!

Cháu chỉ thường nghe câu này:

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm con gà trống sống đời tự do
Sáng ra thì gáy o...o...
Suốt ngày đạp mái khỏi lo trả tiền
Đến chết cũng sướng như tiên
Thiên hạ cung kính đặt lên bàn thờ

3- Cụ bảo: "Sáng sớm gà trống cất tiếng gáy, gọi mọi người thức dậy và làm rung động cả thế giới". Cụ đúng là nhà tuyên huấn đại tài, và được phong đến giáo sư và 2 lần Anh hùng lao động thời đổi mới quả không sai!

Có độc giả mách cháu: Ngạn ngữ thế giới có câu: "Con gà tưởng trời sáng là do tiếng gáy của mình" để chỉ những người dốt mà tự phụ. 

4- Cụ bảo: "Trong một đàn gà thì gà trống bao giờ cũng đứng đầu đàn, nếu nó kiếm ăn được, nó đều kêu gọi đàn gà con, gà mái đến ăn". Câu này thì cháu phản biện đến cùng. 

Vì hồi cháu mới về cơ quan, đang tuổi trai tơ các bác các chú có nói với cháu chuyện này, như thế này cơ: Gà trống rất khôn và cũng rất kiêu. Mỗi khi trông thấy mấy ả gà mái đằng xa. Hắn lười đến nỗi không thèm chạy lại, mà cứ đứng nguyên một chỗ, cúi xuống mổ một hòn sỏi, kêu toáng lên: "Thóc thật! Thóc thật!". Đám gà mái nhẹ dạ, chạy lại, thế là chàng....hành sự luôn, chạy đằng trời.

Nói thật, cháu không quan tâm đến ba cái chuyện vớ vẩn do bọn Văn Thể Du đưa ra đâu! Nhưng cụ mà đề cử Hoa Mào gà làm Quốc hoa là cháu phản đối lắm. Dân ta phải biết sử ta. Cái gì không biết thì ra Gu Gờ. Cháu vô cũng hãi hùng khi "sớt" chữ "mào gà", vì nó ra thế này "Mào Gà". Eo ôi! Khiếp quá cụ ạ! hi hi...iiii

Cụ với hoa mào gà có duyên tiền định thế nào với nhau, thì cháu không biết! Nhưng mà giả sử có thì cũng xin cụ đừng vì thế mà thiên ái hoa mào gà mà làm khổ chúng cháu, sau này nó là Quốc hoa thật, đi đâu cũng gặp phải "mào gà", "mào gà" ....thì khổ lắm, cụ ạ!

Cụ già rồi, chuyện hoa lá, cụ cứ để anh em bọn cháu bàn, cụ nhé!


________________

7 nhận xét:

  1. Tôi nghi ngờ năng lực và đạo đức tay "lão giáo su" này lắm!
    Rồi có ngày sự thật sẽ "phơi bụng" thôi!

    Trả lờiXóa

  2. Nước vỏ lựu, máu mào gà! Hay mình suy tôn luôn quả lựu (đạn) thành "quốc..trái" cho nó có đôi có cặp? Cụ Vũ cũng thâm dữ ha!

    Trả lờiXóa
  3. Cụ Khiêu cứ hay đùa dai.
    Cụ bảo
    con gà trống đầu đàn "có kiếm ăn được đều gọi cả gà con gà mái đến ăn"
    là cụ sai lắm đấy cụ ạ.
    Gà con thì quên đi nhé,
    nhất là mấy chú trống choai "càng không được dự bàn"
    nếu không muốn ăn cặp "song phi cựa hợp bích".
    (Cái giống này nó tham quyền cố vị lắm cụ ạ,
    không tự giác về hưu đâu)
    Chỉ có gà mái tơ,
    hoặc nạ dòng cũng được,
    nhưng phải là mấy mụ không bận chăm con.
    Mà đến nơi có khi lại bị ăn quả lừa.
    Tưởng "thóc thật, thóc thật" hóa ra chỉ có mẩu mảnh sành.
    Thật là phường đểu càng, đến đi mua dâm mà còn dùng tiền giả.
    Hành đểu xong lại còn trâng tráo với dư luận: "Tao lừừừaa cho".
    (Tiện đây cũng gợi ý cho ông Nghị Phách ngẫm lại xem mại mãi dâm có trước hay đạo chích có trước).
    Lại còn về ngoại hình gà trống,
    bộ cánh thì sang trọng với bộ lông mượt và cái mào đỏ chót,
    Dáng đi thì hùng dũng với cặp cựa nhọn hoắt.
    Vậy mà có đánh được ai đâu.
    Chỉ giỏi đá mổ mấy con trống khác cùng loài,
    để tranh ăn
    và tranh đạp.
    Chứ làm gì có tình đồng bào với đồng loại.
    Cái giống huênh hoang đểu giả ấy,
    đến phong làm "Quốc Chim" còn không được
    mà cụ lại xui chọn làm "Quốc Hoa".
    Chả khác nào "Xui trẻ ăn cứt gà".
    Có chọn thì chọn làm "Quốc Họa" cụ ạ.

    Trả lờiXóa
  4. Giáo sư - Hai lần Anh hùng thời mới,
    mà có 4 chữ trên cái quả ấn đểu ở Hưng Hà - Thái Bình
    là THƯỢNG NGUYÊN CHU THỊ (họ Chu ở huyện Thượng Nguyên)
    mà cũng đọc thành QUỐC VƯƠNG THIÊN NHÂN
    thì cũng táo thật! táo thật!
    Được phong là Anh hùng - Hai lần Anh hùng,
    cũng đáng quá đi.

    Trả lờiXóa
  5. Quốc hoa: Hoa xấu hổ
    Quốc nhục : Thịt chó
    Quốc nạn : Tham nhũng
    Quốc thù : Nước Lạ

    Trả lờiXóa
  6. Tôi chả bất ngờ gì với cụ Vũ Khiêu cả. Là người chịu khó đọc cụ từ những bài văn tế in năm 1945 đến nay, tôi quả quyết rằng cụ không biết lấy vài trăm chữ Hán Nôm, còn văn bia câu đối của cụ thì dọn vườn cả năm không hết. Phải nói là đối với các thể văn này thì trường hợp cụ Vũ Khiêu chỉ có thể đúng với thành ngữ "Điêu bất túc, cẩu vĩ tục" (Nghĩa là: Lông điêu cài mũ không đủ, đành lấy lông đuôi chó chắp vào). Thơ văn cụ là vậy thôi, nhiều người tưởng là đỉnh lắm. Tôi nói về một bài thơ cụ mới làm ở nghĩa trang Trường Sơn mà lắm người nhắc đi nhắc lại:
    Bát ngát Trường Sơn hồn liệt sĩ
    Dạt dào Đông Hải khí anh linh
    Ba hồi chiêu mộ rung tâm trí
    Muôn dặm non sông nặng nghĩa tình.
    Bài thơ hỏng vì nhiều lẽ nhưng trước hết cả ba câu trước là hỏng hẳn, chỉ mỗi câu cuối chấp nhận được. Tai sao vậy.
    Câu 1. Trong thơ văn, hai chữ "bát ngát" thường mang ý nghĩa tích cực, sảng khoái trước một phong cảnh rộng rãi,trùng trùng nhưng khá bằng phẳng. Đứng trước nghĩa trang Trường Sơn, tâm hồn thi nhân muôn trùng xót xa, lỡ lòng nào dùng 2 chữ ấy: Bất nghĩa, vô tình.
    Câu 2: Hai chữ "dạt dào" phụ họa cho "bát ngát", nó cũng dương tính. Đứng trước nghĩa trang mà những dạt dào cùng bát ngát thì nó còn ra cái gì nữa. Vui một cách vô duyên trước chốn thiêng liêng và trước sự hi sinh lớn lao. Té ra là "nhất đứng anh hùng" chả có tí tâm nào với "vạn cốt khô".
    Cũng ở câu này, cụ dùng "khí anh linh" phụ họa cho Đông hải là rất sái. Khí từ biển thường là giông bão làm cho lật thuyền đổ nhà, là khí có hại khi nó dạt dào. Hoặc nữa, bốc lên thì người ta gọi đó là "thẫn lâu", báo chuyện tai ương. Ấy vậy mà cụ dùng như không. Tại sao cụ lại viết như vậy? Đây chỉ có thể là vì nội lực mỏng manh, tình cảm đãi bôi, trong đầu lóe ra vài nhúm từ vựng là phang bừa ra cốt cho có hoặc khoe mẽ, thị tài (dởm) mà thôi.
    Câu 3: Đến câu này thì ôi thôi. Đọc mà rùng mình. "Ba hồi chiêu mộ" xuất tự cổ thi. Bài này có tên gọi là Chiều Xuân hoặc Chơi đền Trấn Võ. Vì nó có thể đọc cả nghĩa "thanh" và nghĩa "tục", có dị bản này khác nên giới nghiên cứu chưa nhất trí là của Hồ Xuân Hương hay của Bà Huyện Thanh Quan:
    Êm ái chiều xuân tới Trấn đài
    Lâng lâng không bợn chút trần ai
    Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng
    Một vũng tang thương nước lộn giời
    Bể ái ngàn trùng khôn tát cạn
    Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi
    Nào đâu cực lạc là đâu tá
    Cực lạc là đây chín rõ mười.
    Nếu đọc theo nghĩa thanh nhất thì ta cũng thấy đây là một tâm sự hoài cổ xen lẫn bức xúc vì sự đảo lộn hiên tại lúc đó bởi ngôn từ có tính xách mé trịch thượng. Nếu đọc theo nghĩa tục thì ta mỉm cười vì "xuân" (giao hoan nam nữ), "chuông gầm sóng" (động tác tính giao), nước lộn giời (vừa tính giao trên dưới vừa nói lái thành giợi/rợi l...), rồi "nguồn ân, bể ái", rồi "cực lạc" láy thêm cực lạc".
    Trở lại với cụ Khiêu, dùng chữ như vậy thì tối thiểu là bất nhã, đặt trước nghĩa trang là bậy bạ.
    Câu 4: Câu này không mắc lỗi gì nhưng bài thơ đến 3/4 đã lởm thì còn nói làm gì nữa.
    Cụ Khiêu trong văn tế, câu đối, văn bia... chưa sạch được cái nước cản của người năng văn. Ví dụ như như làm thơ bây giờ tả cảnh rước dâu mà viết "Đón em về chim bướm ngất ngây" thì thành trò cười à. Người ta đưa ra cái lí thuyết xuyên văn bản là coi thơ như một lĩnh vực có truyền thống riêng mà mỗi tác phẩm là một lát cắt trong dòng chảy bất tận.
    Chỉ có thể nói, văn tế, câu đối, văn bia... của cụ chỉ xứng là mạt hạng của văn chương.
    Mọi người không tin, hãy bật mạng lên, dọn vườn tác phẩm của cụ, ngay cả các câu đối cho chính gia tộc nhà cụ, mười chỉ được một mà thôi. Hãy dọn vườn đi nào! Thần tượng dởm sẽ làm hỏng văn chương.

    Trả lờiXóa
  7. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Vũ Khiêu "lấy bà Nguyễn Thị Quý người cùng làng năm 1939. Ông tiếp tục dạy học tư, ở tại 23 phố Tiên Sinh (nay là Hàng Gà),...."
    Vậy là "Hàng Gà" với "Mào Gà" đều có chữ "Gà'

    Trả lờiXóa