Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Ngày Mồng Năm Tháng Năm ở miền Trung


Rượu nếp, bánh tro ngày mồng 5 tháng năm Âm lịch
Rượu nếp, bánh tro ngày mồng 5 tháng năm Âm lịch
Courtesy Văn cúng cổ truyền
Khác quan niệm của người Trung Quốc, với người Việt Nam, tết Đoan Ngọ là một cái Tết diệt những sâu bọ có hại và đón ánh sáng mạnh nhất trong năm để tích tụ dương khí mà đối phó với mùa Đông phía trước. Tết Đoan Ngọ trùng với ngày Hạ Chí, đây cũng là dịp người ta rủ nhau vào rừng hoặc ra đồng nội để hái lá thuốc, phơi và cất dành.
Tuy nhiên, vẫn còn số đông người dân chưa hiểu về Tết Đoan Ngọ và nhầm lẫn nó với ngày Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc, cho rằng đây là dịp cúng kính, tưởng nhớ đến nhà thơ Khuất Nguyên đã trầm mình xuống dòng Mịch La vì bị kẻ gian thần dưới triều Sở Hoài Vương hãm hại. Vậy thực hư câu chuyện như thế nào?
Ai cúng? Ai không?
Một người chuyên nghiên cứu về văn hóa dân gian ở miền Trung Việt Nam, yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Ngày mồng Năm có người làm, có người không vậy đó, có vùng họ đâu có Tết Đoan Ngọ đâu. Ở vùng này họ bình thường lắm, họ cúng trái cây, bánh tro.. khồng đồng đều. Có thể ảnh hưởng văn hóa Chăm, vì giao thoa hài hòa giữa Chăm – Việt. Có nhà họ cúng kính, con cái về, có người thì cũng vô tư.”
Theo ông, Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam vốn có từ lâu đời, đương nhiên là ban đầu ảnh hưởng Trung Hoa bởi âm lịch Việt Nam vẫn đang sử dụng là lịch Tàu. Tuy nhiên, ngày Mồng Năm Tháng Năm ở Việt Nam đã biến thể rất nhiều theo phong tục, tập quán của người Việt, ngay cả cái tên gọi là ngày Mồng Năm Tháng Năm chứ không phài gọi bằng Tết Đoan Ngọ cũng đủ cho thấy sự biến chuyển từ hình thức đến nội dung của nó.
Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam vốn có từ lâu đời, đương nhiên là ban đầu ảnh hưởng Trung Hoa bởi âm lịch VN vẫn đang sử dụng là lịch Tàu. Tuy nhiên, ngày Mồng Năm Tháng Năm ở VN đã biến thể rất nhiều theo phong tục, tập quán của người Việt, ngay cả cái tên gọi là ngày Mồng Năm Tháng Năm chứ không phài gọi bằng Tết Đoan Ngọ
Đặc biệt, kể từ khi những người Minh Hương ‘phản Thanh phục Minh’ sang cư trú tại Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ lại một lần nữa biến thể theo hướng đa dạng và nhiều màu sắc hơn. Bởi, với người Việt, ban đầu chỉ biết ngày Mồng Năm Tháng Năm là ngày diệt sâu bọ, ngày hái lá thuốc chữa bệnh chứ ít ai, thậm chí là không có người nào biết đến nhà thơ Khuất Nguyên, trừ những vị thâm Nho.
Hái lá cây ngày Mồng Năm từ núi cao về chợ bán. RFA
Hái lá cây ngày Mồng Năm từ núi cao về chợ bán. RFA
Mãi đến khi người Minh Hương đón tết Đoan Ngọ của họ bằng những chiếc bánh quấn chỉ xanh chỉ đỏ và những vốc gạo vãi xuống sông, dân gian người Việt mới biết thêm rằng có một nhà thơ yêu nước tên Khuất Nguyên, sống ở nước Sở, luôn canh cánh trong lòng nỗi lo trước sự bành trướng của nước Tần, đã nhiều lần khuyên Sở Hoài Vương hãy lo liên minh với các nước khác để phòng khi bị nước Tần xâm lăng.
Thay vì nghe theo lời Khuất Nguyên, Sở Hoài Vương nghe theo gian thần, những kẻ làm nội ứng cho nước Tần đã khuyên Sở Hoài Vương liên kết với nước Tần để củng cố sức mạnh. Hậu quả của việc này là chẳng bao lâu sau khi kết nghĩa làm chư hầu với Tần, nước Tần bất ngờ xua quân sang đánh nước Sở và lấy nước Sở trong chốc lát. Quá đau khổ trước cảnh nước mất nhà tan, Khuất Nguyên đã trầm mình xuống dòng Mịch La. Người đời sau cảm kích tấm lòng trung quân ái quốc của ông, đã lấy ngày mất của ông làm ngày giỗ chung của dân tộc Trung Hoa, tức ngày Mồng Năm Tháng Năm.
Sau khi kết nghĩa làm chư hầu với Tần, nước Tần bất ngờ xua quân sang đánh nước Sở và lấy nước Sở trong chốc lát. Quá đau khổ trước cảnh nước mất nhà tan, Khuất Nguyên đã trầm mình xuống dòng Mịch La. Người đời sau cảm kích tấm lòng trung quân ái quốc của ông, đã lấy ngày mất của ông làm ngày giỗ chung của dân tộc Trung Hoa, tức ngày Mồng Năm Tháng Năm
Đương nhiên câu chuyện mang tính truyền thuyết nhiều hơn là lịch sử. Nhưng dẫu sao, tấm lòng của Khuất Nguyên cũng có một mối tương giao đối với người Việt Nam hiện tại, những suy nghĩ của ông về quốc gia, dân tộc vẫn không hề cũ đối với những nhà yêu nước ở Việt Nam hiện nay và câu chuyện của ông lại có nét na ná câu chuyện của giới sĩ phu yêu nước trong lúc này.
Và hiện tại, người Việt đón Tết Đoan Ngọ thường mang ý nghĩa kép, vừa là ngày diệt sâu bọ có hại, đón khí dương của năm và tưởng nhớ ông bà, tổ tiên lại vừa là ngày kỉ niệm một nhà yêu nước ở một xứ xa xôi đã trầm mình để giữ khí tiết của một kẻ sĩ yêu dân tộc, yêu quốc gia. Nếu chỉ xét về mặt ái quốc, đương nhiên Khuất Nguyên là người xứng đáng để các nhà yêu nước tại Việt Nam đồng cảm và đốt một nén nhang cầu nguyện ông được mỉm cười nơi chín suối.
Bán vịt ngày Mồng Bốn Tháng Năm
Bán vịt ngày Mồng Bốn Tháng Năm
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người không hiểu gì về ngày Mồng Năm Tháng Năm nên xem đó là ngày Tết của Trung Quốc và mặc nhiên cúng kính vì nghĩ rằng mọi thứ văn hóa của Việt Nam đều do ảnh hưởng và thừa kế của Trung Quốc.
Nhầm lẫn tập thể
Một người tên Trung, chia sẻ quan điểm: “Kinh tế hay kinh tế chính trị cũng không ảnh hưởng gì đến ngày Mồng Năm tháng Năm, bình thường của cuộc sống mà. Trước tiên thì theo tục lệ của ông bà mình, ngày này cũng là ngày kỷ niệm một vị thầy thuốc của Trung Quốc bên thuốc Nam. Ngày này cũng là ngày nắng ráo, có sinh khí của trời đất tụ trong vị thuốc để đi hái thuốc. Nhưng giờ nhân sinh cũng ít đi hái thuốc ngày Mồng Năm rồi, mấy năm sau này cũng bị mai mọt, phần lớn là do văn hóa phương Tây tràn ngập nhiều.”
Theo ông Trung, Tết Đoan Ngọ là Tết hái lá thuốc do một người Trung Hoa xa xưa đã sang nước Nam để hái lá thuốc chữa bệnh cho dân Việt và bị chết trên núi, nhân dân tưởng nhớ công đức cứu nhân độ thế của ông nên đã dành ngày này để cúng kính ông. Và không riêng gì ông Trung nghĩ như vậy, phần đông các nông dân đều quan niệm về ngày Mồng Năm Tháng Năm giống như ông Trung. Và khi hỏi về gốc gác câu chuyện, họ chỉ nói là nghe ông bà xưa nói như thế.
Một người Huế đang sống tại Quảng Ngãi, chuyên nghiên cứu về Trung Thiên Dịch của cụ Trần Cao Vân và Thái Ất Thần Kinh của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm chia sẻ với chúng tôi rằng theo chỗ ông hiểu thì ngày Mồng Năm Tháng Năm là Tết của người Việt, một cái tết mang tính thiên văn, địa lý. Bởi vì ngày Mồng Năm Tháng Năm cũng là ngày Hạ Chí, những dân tộc thiên về âm dương ngũ hành như Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam đều xem đây là ngày Tiết, ngày của thời tiết và khí trời hơn là Tết, nếu đọc đúng thì phải đọc là Tiết Đoan Ngọ.
Sai lầm lớn nhất của nhiều người nằm ở chỗ hoặc là bài trừ hoặc là sùng tín ngày Mồng Năm Tháng Năm. Vì bài trừ thì dẫn đến cực đoan và phủ nhận sự phong phú của Việt Tộc. Còn sùng bái thì dễ dẫn đến nghi thức tâm linh và xem đây là ngày tưởng nhớ, tưởng niệm một ông Tàu nào đó, cả hai hành vi này khác xa với việc vui chơi ngày mùa và diệt sâu bọ, đón chào luồng khí dương của năm để làm ăn
Ông nói thêm: “Gọi là nhân dịp Tiết Đoan Ngọ thì mình cúng thôi, có gì cúng đó, không thì thôi! Cúng tổ tiên, ông bà mình, đất đai, nương vườn nhà mình. Làm một mâm cúng trong nhà, van vái như nhân dịp Tiết Đoan Ngọ, ngày mồng năm tháng năm, con tên gì đó, vợ con tên gì đó.. có làm mâm cơm để cúng đất đai, nương vườn, nhà cửa, cầu mong Ơn Trên phù hộ, giúp đỡ làm ăn bình thường, sức khỏe, bình an, bình an với bình thường là được rồi, tấn tài tấn lộc thì càng tốt!”
Và theo ông, sai lầm lớn nhất của nhiều người nằm ở chỗ hoặc là bài trừ hoặc là sùng tín ngày Mồng Năm Tháng Năm. Vì bài trừ thì dẫn đến cực đoan và phủ nhận sự phong phú của Việt Tộc. Còn sùng bái thì dễ dẫn đến nghi thức tâm linh và xem đây là ngày tưởng nhớ, tưởng niệm một ông Tàu nào đó, cả hai hành vi này khác xa với việc vui chơi ngày mùa và diệt sâu bọ, đón chào luồng khí dương của năm để làm ăn.
Theo ông phán đoán, mọi câu chuyện tưởng như là dị bản về ngày Mồng Năm Tháng Năm trong dân gian mới nghe tưởng như là qui luật dị bản của văn hóa dân gian nhưng thực chất là có chủ ý của những nước có ý đồ bành trướng văn hóa để tiếp tục bành trướng những lĩnh vực khác. Và cần có một sự giải thích cũng như phổ biến sâu rộng về ngày Mồng Năm Tháng Năm của người Việt để tránh ngộ nhận tập thể.
Ngày Mồng Năm tháng Năm của người Việt năm nay khác xa mọi năm, bởi ở một số nơi, người dân quyết tâm bài trừ ngày này để phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển Đông. Nhưng cũng có một số nơi tổ chức tương niệm Khuất Nguyên như một sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
(ST)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét