Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Quảng Điền : Nuôi cá lóc trong bể , mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao


TRT - 17/01/2013

Cá lóc đã được người dân huyện Quảng Điền đưa vào thả nuôi khá lâu, song do điều kiện thời tiết, nguồn nước, khoa học kỹ thuật...lại nuôi với quy mô nhỏ nên hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao. Mấy năm gần đây, một số hộ dân ở trên địa bàn huyện đã áp dụng hình thức nuôi mới, đó là nuôi cá lóc trong bể xi măng và bước đầu đem lại thu nhập cao.




Hiện nay, ở trên địa bàn huyện Quảng Điền, các xã như Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng An, Quảng Thành, bà con nhân dân đã tiến hành xây bể xi măng để tiến hành thả nuôi cá lóc thương phẩm. Con cá lóc được các hộ nuôi mua giống từ các cơ sở sản xuất giống cá ở thành phố Huế. Do địa hình ven biển và đầm phá, thường hay bị lũ lụt nên nuôi cá lóc trong ao hồ hay vọt nhảy ra ngoài nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Một số người dân đã tiến hành xây bể xi măng để thả nuôi. 

Nuôi cá lóc trong bể xi măng đã giải quyết được việc chủ động thay nước cho cá, vệ sinh thường xuyên bể nuôi, vừa giảm được hao hụt do điều kiện thời tiết mưa bão gây ra. Người tiên phong trong mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng trên địa bàn huyện Quảng Điền là anh Lê Nhuận Hòa ở thôn 2 , xã Quảng Công, anh áp dụng hình thức nuôi cá lóc trong bể xi măng sớm nhất ở xã và huyện. Từ năm 2007, sau khi đi học hỏi kinh nghiệm, tham quan một số mô hình trong tỉnh, anh quyết định nuôi thử nghiệm cá lóc trong bể xi măng. Anh Lê Nhuận Hòa cho biết: “Ban đầu gia đình tôi xây 2 bể, mỗi bể rộng 30m2 và 4 giếng bơm nước, thả 3.500 con cá lóc đen giống xuống nuôi, bước đầu do kinh nghiêm chưa có nên cá lóc châm lớn và hao hút rất nhiều, những với quyết tâm làm giàu bằng nghề nuôi cá lóc, tôi đã tìm tòi sách vỡ, học hỏi thêm kinh nghiệm từ những hộ nuôi khác ở Hương Thủy, Phú Lộc…và tiếp tục xây thêm 2 bể nữa với tổng diện tích thả nuôi 100m2. Số lượng giống thả nuôi hơn 3.500 con. Mỗi năm thả nuôi 2 lứa lợn nhuận hơn 60 triệu đồng”.

Từ hiệu quả kinh tế cá lóc nuôi trong bể xi mang lại , nhiều hộ dân trên địa bàn xã Quảng Công đã học hỏi kinh nghiệm xây bể thả nuôi. Hiện nay, toàn xã Quảng Công đã có 8 hộ dân tham gia thả nuôi cá lóc, mỗi hộ có từ 2 đến 3 bể thu lại lợi nhuận khá cao.

Cùng với Quảng Công , nhiều hộ dân trên địa bàn xã Quảng Ngạn, và Quảng Thành cũng đã tiến hành xây bể xi măng để thả nuôi cá lóc thương phẩm. Theo các hộ thả nuôi cá lóc cho biết : Muốn nuôi thành công cá lóc trong bể xi măng thứ nhất là phải chọn con giống, thứ 2 là nước phải sạch, mỗi ngày lau chùi bể một lần, còn nguồn thức ăn thì phải tươi, nếu ươn thúi thì cá sẽ sinh bệnh. Thả cá giống có kích cỡ khoảng 4-5cm/con, đồng đều nhau, khỏe mạnh, không xây xát, không bị nhiễm bệnh với mật độ khoảng 50-100 con/m2 . Cá lóc là loài cá ăn động vật khi thiếu cá tươi thì có thể cho cá ăn bằng thức ăn tự chế biến gồm đầu cá xay nhỏ trộn bột gòn và men tiêu hóa. Tuy theo kinh cỡ của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Anh Nguyễn Văn Anh, xã Quảng Ngạn cũng đã xây 2 hộ diện tích đưa vào thả nuôi 70m2. Bể cá của anh chỉ rộng chừng 35m2 nên mỗi lứa ông chỉ thả 2.000 con giống/1 bể. Sau mỗi lứa nuôi, anh thu hoạch trên 1,5 tấn cá thịt. Thu nhập mỗi lứa cá trung bình trên dưới 50 triệu đồng, anh lãi hơn 20 triệu. Anh cho biết: “Trong quá trình nuôi, phải thực hiện kỹ thuật nghiêm ngặt, trước khi thả cá giống phải để cá trong túi chứa cá từ 10 đến 15 phút, cho nước vào túi rồi từ từ thả cá ra ao. Đặc biệt trước khi thả cá nên tắm cho cá bằng nước muối có nồng độ 5% (5g muối/lít nước) và thả vào sáng sớm hay chiều mát. Thức ăn cho cá dùng các loại tôm, tép, cá con và thức ăn chế biến gồm 60% cá tạp hoặc phế phẩm ở cơ sở chế biến thủy sản như đầu, đuôi, xương… xay nhuyễn sau đó trộn với 20% bột đậu tương, 10% cám, 5% men và 5% vitamin và muối khoáng. Cho cá ăn hàng ngày bằng 5% trọng lượng đàn cá, lúc còn nhỏ cho cá ăn 3 lần/ngày, khi cá được 2 tháng tuổi cho ăn 2 lần/ngày và sau đó chỉ cho 1 lần/ngày cho tới khi xuất bán…”.

Mô hình nuôi cá lóc trong hồ xi măng, có ưu điểm là không cần phải có diện tích lớn, chỉ tận dụng một số diện tích đất vườn không trồng trọt được để xây hồ nuôi. Mặc dù là cá nuôi nhưng thức ăn cho cá từ nguồn cá biển nên thịt cá chắc và thơm ngon, có giá trị không kém cá lóc tự nhiên. Mấy năm qua, cá thịt ở đây xuất bán rất thuận lợi và chưa có tình trạng ế hàng. Số cá thịt được các từ thường đến thu mua tại chỗ, người nuôi không phải đi bán lẽ ở các chợ. Từ những hiệu quả kinh tế cá lóc mang lại nhiều hộ dân đã vươn lên làm ăn khá giả, mùa sắm đẩy đủ các loại phương tiện nghe nhìn.

Ông Lê Nguyên Sỹ - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Công cho biết : “Định hướng của UBND xã là khuyến khích vận động bà con nhân dân phát huy thế mạnh của địa phương, xây dựng thêm số lượng bể để đưa vào thả nuôi, dự kiến trong năm 2013 này , UBND xã sẽ hỗ trợ, khuyến khích thêm 5 hộ xây bể đưa vào thả nuôi. Vấn đề xã quan tâm nhất hiện nay là thị trường tiêu thu, và giá thành của sản phẩm, nếu giải quyết tốt vấn đề nay thì mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng sẽ là thế mạnh trong phát triển kinh tế của người dân”.

Công Cường


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét